Kickstarting the global economy with a night view of the world map in the background.
Danh mục: Thương mại

Tái Khởi Động Nền Kinh Tế Toàn Cầu

Cập nhật gần nhất ngày
16/06/23

Chính phủ tại nhiều nước đã chi rất nhiều ngân sách nhằm đối phó với Đại dịch Covid-19 – nhưng để có thể thực sự khôi phục lại niềm tin của người tiêu dùng họ vẫn cần phải nỗ lực hơn rất nhiều. Việc khởi động lại nền kinh tế đòi hỏi nỗ lực trên toàn cầu từ các Chính phủ kết hợp với sự cố gắng hết sức của thế hệ các công ty tài chính mới.

Trong những tháng gần đây, dòng hàng hóa qua biên giới quốc tế đã chậm lại đáng kể. Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) dự báo mức sụt giảm thương mại toàn cầu lên tới 30%. Các ngân hàng đã thực hiện các biện pháp cần thiết để giảm thiểu tác động của đại dịch đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Để giúp khách hàng của mình, họ đã gian hạn thời hạn tín dụng, tăng cường tiếp cận các giải pháp kỹ thuật số và nới lỏng các quy tắc về hồ sơ thủ tục cần thiết.

Tuy nhiên, sự phục hồi của lĩnh vực này vẫn là một yếu tố quan trọng trong quá trình phục hồi nền kinh tế toàn cầu do quy mô tuyệt đối của nó. Hiện nay, 200 triệu doanh nghiệp đang cần nguồn vốn tài trợ để đầu tư, phát triển và tạo thêm việc làm mới. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) này chiếm 90% số lượng các công ty, một nửa GDP toàn cầu và cung cấp 2/3 số lượng việc làm trên toàn thế giới, trích lời ông Matt Gamser, Giám đốc điều hành SME Finance của Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC).

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng

Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) hiện đang phải đối mặt với những khó khăn vô cùng lớn trong việc duy trì hoạt động kinh doanh. Nguyên nhân xuất phát từ sự sụt giảm trầm trọng trong số lượng các đơn hàng mới cùng với dự trữ tài chính hạn hẹp.

Do sự gia tăng về rủi ro hệ thống, các ngân hàng hiện đang thu hẹp hạn mức tín dụng cấp cho những doanh nghiệp nhỏ. Tương tự, các đơn vị bảo hiểm tín dụng tư nhân cũng đang rút lui khỏi một số lĩnh vực nhất định hoặc tăng mức phí bảo hiểm.

Mặc dù ngân hàng trung ương đã nhanh chóng thực hiện cắt giảm lãi suất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động nguồn vốn mới. Chính vì vậy, các công ty công nghệ tài chính mới đang góp phần không nhỏ trong việc lấp đầy khoảng trống thị trường này. Tuy nhiên, quy mô của những công ty này còn chưa đủ lớn để có thể giải quyết thách thức vô cùng to lớn này.

Nhằm giải quyết với những vấn đề được nêu ở trên và khởi động lại nền kinh tế, Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) đã kêu gọi 5 nghìn tỷ đô la Mỹ dưới hình thức tín dụng thương mại. Thông qua động thái này, Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa mở rộng quy mô và đáp ứng được những nhu cầu trong giai đoạn Hậu Covid-19.

Những nỗ lực của Chính phủ các nước để khởi động lại nền kinh tế

Chính phủ tại nhiều quốc gia đã ban hành các chính sách kích cầu kinh tế với mục tiêu khởi động lại nền kinh tế. Những chính sách hỗ trợ này sẽ góp phần giảm nhẹ tác động về kinh tế của Đại dịch Covid-19 đối với các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi xem xét kỹ hơn về việc phân bổ ngân sách gần đây, ta có thể dễ dàng thấy rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) sẽ chỉ nhận được những lợi ích hạn chế. Do đó, Chính phủ các nước vẫn cần phải phân bổ ngân sách có tính tập trung hơn, như phân tích sau đây cho thấy:

Châu Âu

Quỹ phục hồi kinh tế đã được thành lập nhằm hỗ trợ các lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Đại dịch Covid-19. Tổng cộng 750 tỷ Euro dưới hình thức viện trợ không hoàn lại và các khoản vay được cung cấp ngay lập tức cho các doanh nghiệp. Đồng thời, một nghìn tỷ Euro nữa sẽ được giải ngân trong giai đoạn từ 2021 tới 2027. Trước đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã đưa ra gói kích thích kinh tế trị giá 540 tỷ Euro và thiết lập chương trình mua trái phiếu chính phủ trị giá 1,35 nghìn tỷ Euro.

Mỹ

Chính phủ Mỹ đã lên kế hoạch cho một đợt bơm thanh khoản khổng lồ vào hệ thống tài chính.  Ước tính khoảng 3 nghìn tỷ đô la nhằm cứu trợ hàng triệu việc làm. Hơn 500 tỷ đô la đã được phân bổ cho các doanh nghiệp nhỏ dưới hình thức những khoản vay có thể miễn trả. Tương tự, mỗi người tiêu dùng cũng đã nhận được 1.200 đô la. Nếu trở thành nạn nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại, họ có thể nhận thêm 600 đô la tiền trợ cấp.

Châu Á

Trung Quốc đã tiến hành can thiệp một số chính sách tài chính nhằm hỗ trợ phục hồi kinh tế. Chính phủ nước này đã miễn thuế tổng cộng 4 nghìn tỷ Nhân Dân Tệ (600 tỷ đô la Mỹ) cho các nhà máy và đơn vị bán lẻ. Ngoài ra, Chính phủ còn miễn những khoản phí đóng góp cho các quỹ phúc lợi xã hội. Bên cạnh đó, các ngân hàng đã cắt giảm lãi suất và chi phí tiện ích. Biện pháp nới lỏng chính sách tài khóa hơn nữa bao gồm việc phát hành thêm 3,75 nghìn tỷ dưới hình thức nợ chính quyền địa phương. Hơn nữa, Chính phủ Trung Quốc sẽ phát hành 1 nghìn tỷ Nhân Dân Tệ dưới dạng trái phiếu kho bạc đặc biệt.

Hồng Kông cũng đã chấp thuận các biện pháp chống dịch bệnh bao gồm trợ cấp cho các lĩnh vực như bán lẻ, thực phẩm, vận tải, du lịch, triển lãm và hội nghị. Chính phủ Hồng Kông đã chỉ thị cho tất cả các ngân hàng kéo dài kỳ hạn trả nợ của những doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) thêm 6 tháng. Chính phủ Hồng Kông cũng đã phân bổ 6 tỷ đô la Hồng Kông nhằm tạo ra thêm khoảng 30.000 việc làm tạm thời trong trong cả lĩnh vực tư nhân và công cộng. Như một phần của hoạt động này, chương trình FAST cung cấp ngân sách 120 triệu đô la Hồng Kông cho lĩnh vực FinTech với mục đích hỗ trợ tạo ra thêm khoảng 1.000 việc làm mới. Công ty Quản lý Cyberport Hồng Kông điều hành chương trình FAST.

Tại sao Tài trợ thương mại lại đóng vai trò quan trọng?

Chính phủ tại nhiều quốc gia đã tăng thêm rất nhiều tính thanh khoản cho thị trường. Họ hỗ trợ những người tiêu dùng có nguy cơ thất nghiệp và các doanh nghiệp cần quay vòng doanh thu thường xuyên để duy trì hoạt động. Kết quả thu được là sự cân bằng kinh tế trong nước nhưng lại thiếu đi sự hỗ trợ cho thương mại quốc tế.

Phương thức tiếp cận này đã khiến cho lĩnh vực thương mại toàn cầu không có cơ sở tài chính vững chắc để khởi động lại nền kinh tế và thương mại quốc tế sau khi cuộc khủng hoảng kết thúc. Để đối phó với điều này, các công ty Fintech đang đẩy mạnh các giải pháp tài chính thay thế để các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) trong ngành xuất nhập khẩu có thể tiếp cận nguồn vốn cần thiết.

Chuỗi cung ứng phức tạp

Như chúng ta đã biết, người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp đều phụ thuộc vào việc nhập khẩu nhiều loại hàng hóa để hỗ trợ lối sống hiện đại. Tại nhiều thị trường, các sản phẩm này được nhập khẩu từ các quốc gia có chi phí sản xuất thấp hơn. Một chuỗi cung ứng phức tạp đã phát triển qua nhiều năm để hỗ trợ lối sống hiện đại này. Nó vận chuyển hàng hóa thẳng từ nhà máy đến các cửa hàng và tới tận tay người tiêu dùng. Khoảng thời gian từ công đoạn đặt hàng và sản xuất đến giao hàng thường mất kéo dài từ 90 đến 120 ngày hoặc hơn. Trong giai đoạn này, mỗi đơn đặt hàng đều đòi hỏi nguồn tài trợ bằng vốn lưu động. Nguồn vốn này cho phép trang trải chi phí nguyên vật liệu, sản xuất, nhân công và vận chuyển.

Khoản tài trợ 5 nghìn tỷ đô la do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) đề xuất đóng vai trò vô cùng cần thiết để khởi động lại thương mại toàn cầu trong giai đoạn hậu suy thoái kinh tế trầm trọng hiện nay.  Không chỉ khiến cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp ngừng chi tiêu, ảnh hưởng của thảm họa kinh tế này còn cản trở nhiều đơn hàng quốc tế.

Nguồn vốn tài trợ mới có thể được sử dụng để kích hoạt thương mại quốc tế một cách tương đối đơn giản. Các giải pháp dựa trên thị trường đã hiện nay tồn tại. Chìa khóa để tài trợ cho các đơn đặt hàng thương mại xuất khẩu nằm ở chính các hóa đơn

Vốn tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) đang ở mức thấp nhất trong lịch sử. Các nhà sản xuất tại khu vực châu Á cần hỗ trợ tài chính cấp bách hơn bao giờ hết. Nguồn vốn tài trợ sẽ cho phép các nhà máy đáp ứng các đơn đặt hàng mới nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường trong giai đoạn Hậu Covid-19.

Nguồn vốn tài trợ mới có thể được sử dụng để kích hoạt thương mại quốc tế một cách tương đối đơn giản. Các giải pháp dựa trên thị trường đã hiện nay tồn tại. Chìa khóa để tài trợ cho các đơn đặt hàng thương mại xuất khẩu nằm ở chính các hóa đơn

Nguồn vốn tài trợ thay thế

Một khi nhà sản xuất xuất hóa đơn cho khách hàng của mình, hóa đơn đó mang một giá trị nội tại có thể được sử dụng tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Hạn mức tín dụng này đóng vai trò là vốn lưu động cho phép nhà cung cấp tìm nguồn nguyên liệu, quản lý sản xuất và xuất xưởng sản phẩm. Nó cũng cho phép nhà cung cấp trang trải mọi chi phí hoạt động. Nó lấp đầy khoảng trống một cách hiệu quả cho đến khi hóa đơn được thanh toán theo các cam kết hợp đồng đã thỏa thuận trước.

Các quốc gia đang chiến đấu với Đại dịch Covid-19 và dần dần kiểm soát được đại dịch. Với các giải pháp nêu trên, nền kinh tế sẽ bắt đầu khởi động lại và nhu cầu nối lại thương mại quốc tế sẽ tăng lên về khối lượng. Đối với Chính phủ các nước, Chương trình Bảo lãnh Tín dụng Xuất khẩu, Ngân hàng và các tổ chức tài chính khác muốn đóng góp vào quá trình quan trọng này, tài trợ chuỗi cung ứng thông qua các nền tảng trực tuyến cung cấp công cụ hiệu quả nhất để đáp ứng nhu cầu thị trường rộng lớn và quan trọng này. Vì lý do này, một nền tảng như Velotrade ra đời với mục đích cấp vốn trực tiếp cho các hóa đơn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).

Hình ảnh bởi Epic Images

Chia sẻ bởi Velotrade, nền tảng tài trợ vốn cho doanh nghiệp.

Thấy thông tin này hữu ích? Hãy theo dõi Velotrade trên mạng xã hội

Tài trợ vốn với Velotrade
Hoàn toàn online
Không cần thế chấp
Linh động
Minh bạch

Velotrade tài trợ vốn cho các hoạt động của công ty một cách nhanh chóng và không yêu cầu tài sản thế chấp.