Cách Để Giúp Doanh Nghiệp Tăng Trưởng

15 Cách Để Giúp Doanh Nghiệp Tăng Trưởng

Dec 22, 2022

Sự tăng trưởng của doanh nghiệp hay còn gọi là sự mở rộng quy mô của doanh nghiệp đó.

Những doanh nghiệp thành công luôn tìm cách cải thiện và mở rộng sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, đồng thời nâng cao trải nghiệm của người dùng.

Các doanh nghiệp tĩnh (Static businesses) thường không cạnh tranh được và bị thay thế bởi những doanh nghiệp nhạy bén hơn.

Bài viết này cung cấp cho bạn các giải pháp 360° và cách để giúp doanh nghiệp của bạn phát triển bền vững.

Những ý chính trong bài:

Trước khi bạn dành toàn bộ thời gian, tiền bạc và sức lực để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn đã thực sự sẵn sàng để phát triển.

 Thời điểm thích hợp để tăng trưởng doanh nghiệp?

Một dấu hiệu tốt cho thấy một doanh nghiệp đã chín muồi để có thể tăng trưởng là:

  • Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp đang phát triển
  • Có dòng tiền ổn định với lượng khách hàng thường xuyên
  • Có nhu cầu và lợi nhuận ngày càng tăng

Khi bạn có nhiều khách hàng mà bạn không thể tận dụng ngay bây giờ, có thể bạn đã sẵn sàng cho sự phát triển.

Dưới đây là các chiến thuật để phát triển doanh nghiệp của bạn một cách hiệu quả và sinh lợi.

15 lời khuyên này gợi ý năm chiến thuật tăng trưởng chính cho sự phát triển kinh doanh dài hạn của bạn.

Giữ mối quan hệ lâu dài với khách hàng

Một mối quan hệ tốt với khách hàng có thể đi một chặng đường dài, tạo ra một mối quan hệ đôi bên cùng có lợi cho cả khách hàng và nguồn thu của công ty.

Giữ chân những khách hàng hiện tại trung thành với thương hiệu sẽ tối đa hóa giá trị tạo ra từ mỗi khách hàng. Doanh thu mà họ mang lại càng nhiều thì giá trị vòng đời của khách hàng càng lớn.

Giá trị vòng đời khách hàng (CLV) là một số liệu quan trọng trong việc xác định số tiền doanh nghiệp của bạn nên chi tiêu để có được khách hàng mới dựa trên giá trị kinh doanh mà họ tạo ra về lâu dài.

Bốn mẹo đầu tiên là những cách bạn có thể tăng CLV của mình

  1. Giúp doanh nghiệp của bạn trở nên thân thiết với khách hàng:

Duy trì khách hàng và dòng tiền ổn định là động lực thúc đẩy tăng trưởng hiệu quả. Quá trình này có thể diễn ra dưới các hình thức như game hóa giao diện người dùng, chương trình khách hàng thân thiết, hoặc thậm chí là một đề xuất ESG ấn tượng.

Hãy tìm hiểu xem điều gì khiến những khách hàng trung thành nhất của bạn quay lại và định hình giá trị này cho những người tiêu dùng mới.

Nghiên cứu cho thấy rằng việc có được một khách hàng mới sẽ tốn kém hơn so với việc giữ chân một khách hàng hiện có.

Đây là lý do tại sao các mô hình đăng ký thành viên ngày càng trở nên phổ biến với những doanh nghiệp thành công nhất trong những năm gần đây.

Graph representing acquisition costs to be 7 times higher than retention costs

Although

  1. Sử dụng phản hồi và giới thiệu của khách hàng cũ để thu hút khách hàng mới:

Khi nền kinh tế ngày càng trở nên toàn cầu hóa và quá bão hòa, chúng ta càng không thể đánh giá thấp giá trị của những phản hồi tích cực.

Một nghiên cứu cho thấy 90% khách hàng đọc các bài đánh giá trực tuyến trước khi lựa chọn trở thành khách hàng thường xuyên của một doanh nghiệp. Họ cũng có khả năng chi tiêu nhiều hơn 31% cho các công ty có phản hồi “xuất sắc”.

Hãy đảm bảo là công ty bạn luôn xem xét phản hồi tiêu cực một cách nghiêm túc và thường xuyên quảng bá phản hồi tích cực. Điều này sẽ khuyến khích tiêu dùng nhiều hơn và nuôi dưỡng lòng trung thành với thương hiệu cho các hoạt động kinh doanh lặp lại.

  1. Giữ tương tác với những khách hàng đã ngưng sử dụng sản phẩm

Khách hàng đã ngưng sử dụng sản phẩm không nhất thiết là một khách hàng đã mất! Một khách hàng đã từng gắn bó với doanh nghiệp của bạn trước đây thì vẫn ở vị trí sâu hơn trong phễu mua hàng so với một khách hàng mới.

The 4 stages of a customer acquisition funnel: Attract, Convert, Close, and Delight. The individual grows from being a stranger, visitor lead, customer, to a promoter.

Như bạn có thể thấy trong phễu chuyển đổi ở trên, khách hàng đã ngưng sử dụng là vị khách vẫn có khả năng để chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng.

Tương tác lại thường rẻ hơn và hiệu quả hơn so với việc theo đuổi các khách hàng tiềm năng mới.

Hãy cố gắng tìm hiểu xem điều gì đã khiến khách hàng rời khỏi trang web hoặc trang đích sản phẩm của bạn. Tiếp cận họ với các giao dịch mới và các dịch vụ có giá trị để khuyến khích họ quay trở lại.

  1. Nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng của bạn:

Xây dựng trải nghiệm khách hàng tích cực có thể giúp bạn cải thiện khả năng giữ chân khách hàng. Người tiêu dùng thường muốn mua hàng từ các công ty cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Mọi người thường có xu hướng ghi nhớ những trải nghiệm tồi tệ một cách rõ ràng hơn so với những trải nghiệm tốt.

Hãy biến trải nghiệm kém của khách hàng thành một trải nghiệm bình thường và một giải pháp hợp lý có thể sẽ mang lại hiệu quả cực kỳ mạnh mẽ trong việc tạo dựng lòng trung thành với thương hiệu.

Lòng trung thành với thương hiệu cao hơn đồng nghĩa với việc tăng doanh số bán hàng và doanh thu định kỳ với chi phí thấp.

Mô hình định giá hấp dẫn và thích ứng với thị trường

Giá cả là một lợi điểm bán hàng độc nhất cho những khách hàng đang tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ với chi phí phải chăng.

Bất kể giai đoạn nhu cầu cao hay thấp, một chiến lược giá thích ứng thường có thể thu hút nhiều khách hàng hơn.

2 mẹo tiếp theo sẽ hướng dẫn cho bạn cách thực hiện điều đó:

  1. Đưa ra các chương trình giảm giá và ưu đãi đặc biệt cho các khách hàng mới

Những chương trình giảm giá và ưu đãi có hạn là những công cụ mạnh mẽ để thu hút khách hàng mới tiến sâu hơn trong phễu mua hàng.

Có nhiều phương pháp có thể giúp doanh nghiệp của bạn giữ chân khách hàng. Tuy nhiên, để khai thác bất kỳ phương pháp nào trong số đó, bạn phải khuyến khích khách hàng mua lần đầu trước đã.

Mức giá tốt thường là yếu tố quyết định đối với khách hàng khi lựa chọn giữa các đối thủ cạnh tranh. Hãy cố gắng đưa ra một mức giá cạnh tranh để thu hút nhiều khách hàng lâu dài hơn.

  1. Thay đổi giá bán

Việc thay đổi giá sản phẩm hoặc dịch vụ có thể giúp tăng doanh số bán hàng của bạn.

Bạn cần phải hiểu rõ về hệ sinh thái thị trường của bạn và giá của đối thủ cạnh tranh.

Hãy tìm cách giảm chi phí và đưa ra mức giá thấp hơn đối thủ của bạn. Ngay cả một gói cố định hoặc thỏa thuận được định khung rõ ràng mà không làm thay đổi lợi nhuận của bạn cũng có thể thúc đẩy khách hàng mới mua hàng.

Tối ưu hóa cho các Nền tảng và Thiết bị khác nhau

Một phương pháp khác cực kỳ hiệu quả để phát triển doanh nghiệp của bạn là cung cấp trải nghiệm người dùng tốt và ổn định ở mỗi điểm chạm trong hành trình của khách hàng.

  1. Tối ưu hóa trang web của bạn cho giao diện điện thoại

Trong năm 2021, hơn một nửa hoạt động mua sắm trực tuyến được thực hiện trên thiết bị di động, khiến thiết bị di động trở nên vô cùng quan trọng đối với Thương mại điện tử.

Điện thoại di động cũng chiếm hơn một nửa lưu lượng truy cập web trên toàn thế giới.

Bar graph showing the rising share of global mobile traffic from  8.53% in 2012 to 57.38% in 2022.

About 5.5% increase in mobile users within the past decade.

Các doanh nghiệp không có trang web dành cho thiết bị di động được tối ưu hóa tốt thường có tỷ lệ thoát cao hơn nhiều. Điều này có nghĩa là khách hàng thường thoát ra khỏi trang web một cách nhanh chóng mà không cần xem trang đích.

Để tránh bỏ lỡ những cơ hội, hãy cố gắng mang đến cho khách hàng trải nghiệm trực tuyến tuyệt vời bất kể họ sử dụng thiết bị nào.

  1. Tạo nên một thương hiệu hiện diện mạnh mẽ trên mạng xã hội

Phương thức bán hàng trực tiếp thông qua các nền tảng trên mạng xã hội đang trở thành một phần trong chiến lược chuyển đổi của các công ty. Đáng chú ý, có đến 52% lượt nhận thức thương hiệu mới xảy ra trên phương tiện truyền thông xã hội. Đó là lý do tại sao mức chi tiêu hàng năm cho các chi phí cho mạng xã hội được dự báo sẽ đạt trên 50 tỷ USD vào cuối năm 2021.

Việc tạo ra những điểm chạm độc đáo và câu chuyện khách hàng trên phương tiện truyền thông xã hội có thể mang lại lợi tức đáng kể trong cả ngắn hạn và dài hạn.

Phương tiện truyền thông xã hội có thể tăng khả năng giữ chân khách hàng và doanh thu, khiến nó trở thành một công cụ vô giá để phát triển. Không có gì ngạc nhiên khi mức chi tiêu quảng cáo toàn cầu đang tăng lên.

Những quảng cáo nhắm đối tượng trên nền tảng truyền thông xã hội thích hợp có thể mở rộng phạm vi tiếp cận và mở rộng quy mô doanh nghiệp của bạn.

Đòn bẩy dữ liệu

Cho dù là những thành tựu của công ty, insight khách hàng hay insight ngành nghề, mọi điểm dữ liệu đều có tác động mạnh mẽ và mạnh mẽ đến giá trị thương hiệu của doanh nghiệp bạn.

Quan trọng là cách bạn sử dụng dữ liệu này để truyền đạt một câu chuyện hoặc thông điệp nhằm đạt được sự tin tưởng của khách hàng. Do đó bạn nên:

  1. Thu thập những dữ liệu có ý nghĩa

Dữ liệu giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt hơn. Nó giúp bạn hiểu rõ hơn về khách hàng, đối thủ cạnh tranh của bạn và tình trạng chung của ngành.

Nó có thể giúp bạn xác định xu hướng và tận dụng những xu hướng này.

Người tiêu dùng cảm thấy rằng dữ liệu trong quảng cáo giúp họ khám phá các sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ quan tâm dễ dàng hơn.

Horizontal bar graph showing U.S. internet users' attitude towards the usage of data in marketing. Most (50%) believe that it helps them discover more things that interest them.

Khi kỹ thuật số ngày càng tích hợp vào cuộc sống của chúng ta, dữ liệu lại càng trở nên không thể thiếu trong quá trình kinh doanh.

Hãy tận dụng các điểm dữ liệu mạnh của công ty và tạo ra hình ảnh thương hiệu tác động đến người xem của bạn.

  1. Tận dụng tối đa các công cụ phân tích hiệu quả nhất

Các công cụ như Google Analytics có thể giúp bạn thu thập và diễn giải dữ liệu công ty.

Hãy dành thời gian để định cấu hình đúng công cụ phân tích bạn chọn và học cách sử dụng nó một cách hiệu quả. Điều này có thể giúp bạn thúc đẩy mức độ tương tác trong tương lai, thể hiện điểm mạnh của doanh nghiệp và vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Tính linh hoạt và tính kế hoạch là điều quan trọng nhất

Cuối cùng, một doanh nghiệp được lập kế hoạch tốt, biết nắm bắt cơ hội và thích ứng với các điều kiện thị trường, là một doanh nghiệp có thể đáp ứng các nhu cầu của các phân khúc khách hàng khác nhau.

Năm mẹo cuối cùng của chúng tôi sẽ giúp các bạn biết cách thực hiện điều này:

  1. Hãy thích nghi:

Nếu năm 2021 có bất kỳ bài học nào để dạy chúng ta, thì bài học lớn nhất chính là – bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra!

Các doanh nghiệp buộc phải chuyển đổi kỹ thuật số nhiều hơn bao giờ hết.

Các chuỗi cung ứng đã phải được sắp xếp và tổ chức lại. Ngành marketing đã phải thích ứng với sự thay đổi trong cách mà mọi người sử dụng phương tiện truyền thông.

Đừng để các hoạt động kinh doanh của bạn bị đình trệ trong khi hoàn cảnh thay đổi.

Đổi mới không phải là điều bắt buộc, nhưng hãy xem đối thủ cạnh tranh của bạn đang giải quyết những vấn đề tương tự như bạn gặp phải như thế nào!

  1. Đừng mở rộng quy mô quá nhanh

Theo đuổi sự phát triển có thể rất thú vị, nhưng bạn cần nắm rõ giới hạn của mình.

Trong giai đoạn thay đổi thì việc lập kế hoạch và thực hiện hợp lý thậm chí còn quan trọng hơn.

Việc thuê nhân viên hoặc mở thêm văn phòng mới đều là một phần của sự phát triển và thành công. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng chi phí hoạt động mới của bạn có ý nghĩa kinh tế trong việc tạo ra doanh thu hàng năm. Hãy xem thử bài viết về Quản lý dòng tiền của chúng tôi để biết thêm thông tin.

  1. Thất bại trong chuẩn bị có nghĩa là bạn đang chuẩn bị cho thất bại

Như Benjamin Franklin đã nói rất đúng:

“Thất bại trong khâu chuẩn bị có nghĩa là bạn đang chuẩn bị cho thất bại”

Lập kế hoạch là một phần không thể thiếu đối với một chiến lược tăng trưởng hiệu quả. Người ta phải xem xét và đánh giá tất cả các hệ quả khi đưa ra các quyết định chiến lược.

Bạn phải luôn có phương án dự phòng để khắc phục những tình huống bất lợi.

Nó không chỉ giúp đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý mà còn báo hiệu cho các nhà đầu tư rằng khoản đầu tư của họ đang nằm trong tay những người thật sự có năng lực.

  1. Chiến lược tài chính

Với thị trường sáng tạo của Velotrade, các công ty cần tài trợ sẽ sử dụng nền tảng kỹ thuật số của chúng tôi để tìm được nhà đầu tư sẵn sàng ứng vốn phù hợp.

Bạn nên sử dụng một công ty cho vay có uy tín mà bạn tin tưởng.

  1. Hãy chuẩn bị khi bạn mắc sai lầm

Không có ai là hoàn hảo cả. Ai cũng sẽ có lúc mắc sai lầm.

Tuy nhiên, những kẻ chiến thắng thị trường biết khi nào nên từ bỏ một ý tưởng và quay đầu.

Đừng bỏ qua những thiếu sót của một kế hoạch. Hãy ghi nhận những sai lầm và học hỏi từ chúng để làm cho bạn và doanh nghiệp của bạn ngày càng mạnh mẽ hơn.

Brought to you by Velotrade, a marketplace for corporates to access financing.
Like our content? Follow us!
Financing with Velotrade
All-online Collateral-free Flexible Transparent

Velotrade finances corporate’s operations swiftly and asks for no collaterals.