The headline shows that a big corporate trade finance company was in the news due to default. A strong business foundation leads to success.

Công ty đình đám trong tài trợ thương mại vỡ nợ

15/03/21

Một trong những công ty tài trợ thương mại hoạt động hiệu quả và thành công nhất đã nộp đơn xin phá sản khi đứng trước khả năng vỡ nợ.

Công ty này đã phát triển với tốc độ chóng mặt và làm lóa mắt nhiều chuyên gia. Với một giám đốc điều hành hào hoa, hàng tỷ đô la vốn cổ phần và hàng trăm tỷ giao dịch được tài trợ, tất cả trông có vẻ quá hoàn hảo. Tuy nhiên, việc đánh giá rủi ro thiếu minh bạc và rủi ro tập trung quá cao, đi kèm với các xung đột lợi ích đã khiến công ty rơi vào bế tắc. Đáng buồn thay, sẽ có những công ty khác đi theo vết xe đổ.

Thành công được xây dựng trên nền tảng vững chắc

Tại Velotrade, chúng tôi bắt đầu công việc kinh doanh của mình bằng cách ưu tiên xây dựng nền tảng vững chắc. Chúng tôi đang xây dựng một tòa nhà chọc trời và đã dành rất nhiều thời gian và sức lực nhằm đảm bảo tạo được một nền tảng vững chắc cho sự phát triển không ngừng trong tương lai.

Chúng tôi tuân thủ chặt chẽ các quy định, quy trình quản lý rủi ro, áp dụng công nghệ và quy trình làm việc cẩn trọng thay vì chỉ đơn thuần theo đuổi quy mô tăng trưởng nhanh chóng.

Gần đây khi chúng tôi đo lường khối lượng giao dịch mà chúng tôi đã từ chối từ trước đến nay, kết qủa cho thấy chúng  thậm chí còn lớn hơn khối lượng giao dịch được diễn ra. Với tầm nhìn ngắn hạn, điều này có vẻ khá khó khăn để chấp nhận. Nhưng đối với tầm nhìn trung và dài hạn, đó là cách duy nhất để đạt được một nền tảng vững chắc  cho sự thành công. Trong khi đó các đối thủ cạnh tranh lại chấp thuận một số giao dịch mà chúng tôi đã từ chối, và điều này đáng buồn là chúng dẫn đến một số kết quả đáng tiếc.

Cho đến thời điểm hiện tại, chúng tôi tự hào chưa từng có tình trạng vỡ nợ  và hiện chưa từng có khoản thanh toán bị chậm trễ nào.

Cơ hội và thách thức phía trước

Tài trợ thương mại đang đối mặt với những thách thức  lớn hơn bao giờ hết vì Covid-19 tác động đến tất cả các khía cạnh của giao dịch quốc tế, làm trầm trọng thêm các lỗ hổng tài chính hiện có và làm tăng sự biến động của thị trường.

Tuy nhiên, chúng ta không thể đổ lỗi rằng tác động kinh tế của đại dịch là lý do duy nhất tạo nên sự khó khăn. Ngành công nghiệp này luôn tiềm ẩn những rủi ro được phản ánh qua những bước đi sai lầm của các công ty trong ngành.

Tuy nhiên, theo IFC thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới, Tài trợ Thương mại vẫn là một dịch vụ tài chính thiết yếu hỗ trợ tới 80% thương mại thế giới và giúp khắc phục sự phức tạp của chuỗi cung ứng toàn cầu bao gồm thanh toán xuyên biên giới, vận chuyển và giao hàng.

Furthermore, trade finance remains a desirable source to finance working capital for numerous SMEs based in Asia’s multiple manufacturing hubs when handled correctly. Also, trade finance offers healthy returns for investors that are primarily un-correlated to traditional investment asset classes such as stocks and bonds.

Hơn nữa, tài trợ thương mại vẫn là một nguồn tài trợ vốn lưu động đáng kỳ vọng cho nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Châu Á. Ngoài ra, tài trợ thương mại mang lại lợi nhuận lành mạnh cho các nhà đầu tư vào các loại tài sản không tương quan với các loại tài sản đầu tư truyền thống như cổ phiếu và trái phiếu.

Một trong những khía cạnh hấp dẫn nhất của Tài trợ thương mại là các giao dịch có thể được định giá trên bảng cân đối của nhà cung cấp, thường là đối tác yếu thế hơn về mặt tài chính. Đồng thời, rủi ro tín dụng của nhà đầu tư nằm trong bảng cân đối kế toán của người mua là doanh nghiệp mạnh hơn về tài chính. Với thời hạn thanh toán 30, 60 hoặc 90 ngày, tín dụng thương mại đại diện cho một nguồn thanh khoản, cung cấp một dịch vụ tài chính thiết yếu trên cơ sở tiết kiệm chi phí để tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch dài hạn.

Thông tin chi tiết

Một số bước cơ bản để Tài trợ Thương mại hoạt động hiệu quả:

Tiến hành thẩm định tín dụng toàn diện: Cần kiểm tra tín dụng toàn diện và chuyên sâu để xác nhận mức độ tín nhiệm của cả hai bên – người mua và người bán. Quá trình này bao gồm lịch sử tín dụng, bảng cân đối kế toán và phân tích dòng tiền.

Quản lý quy trình: Lịch sử giao dịch giữa các bên là yêu cầu thiết yếu của việc tài trợ thương mại quốc tế. Bất kỳ bên trung gian nào cũng cần tiến hành thẩm định lịch sử giao dịch để đảm bảo các bên đã có mối quan hệ hợp tác lâu dài và bền vững.

Hiểu rõ và quản lý rủi ro: Mọi giao dịch thương mại quốc tế đều có rủi ro nhưng chúng hoàn toàn có thể được kiểm soát. Chìa khóa để quản lý rủi ro hiệu quả là sử dụng các chuyên gia trong ngành tài chính và ngân hàng, những người có kinh nghiệm về quản lý các giao dịch tương tự.

Tập trung vào quy trình: Tài trợ thương mại là một quy trình phức tạp bao gồm nhiều bước, mỗi bước đều có tầm quan trọng nhất định. Vì vậy, đi đường tắt và mắc bất kỳ sai lầm đều có thể gây nên sự tốn kém. Đội ngũ quản lý cần phải bước đi một cách tuần tự từ A đến Z để tránh khỏi sai sót.

Tận dụng công nghệ để tối ưu hoá hiệu quả: Công nghệ là một trợ thủ đắc lực trong việc đơn giản hóa quy trình tài trợ thương mại. Công nghệ giúp giảm bớt gánh nặng hành chính và cho phép khách hàng gửi yêu cầu của họ bằng cách hoàn thành các biểu mẫu tự động. Sự nhanh chóng và tiện lợi của công nghệ mang lại đảm bảo mức độ chính xác và chuyên nghiệp hơn cho dịch vụ tài trợ thương mại.

Tuân theo các quy định chuẩn mực nhất: Ngành tài chính đã phát triển một loạt các quy định về Tài trợ Thương mại trong nhiều năm và có những lý do chính đáng để tuân theo các quy định đó một cách chặt chẽ. Một số công ty trong ngành Tài chính Thương mại đã tiến được xa hơn nhiều khi được các cơ quan trong ngành như Ủy ban Chứng khoán và Hợp đồng tương lai của Hồng Kông (SFC) quản lý. Mặc dù đây là một quá trình không hề đơn giản, nhưng nó mang lại những lợi ích đáng kể và có được sư công nhận của các cơ quan có thẩm quyền về năng lực và tính hợp pháp về hoạt động kinh doanh của công ty.

Tầm quan trọng của FinTech ngày càng tăng

Ngày nay, Tài trợ thương mại đang được chuyển đổi bởi các nền tảng FinTech trực tuyến làm gián đoạn thị trường và cũng như ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.

Thế hệ các công ty mới trong ngành này mang đến một nguồn vốn thay thế rất cần thiết và có thể phục vụ nhiều khách hàng hơn những gì ngân hàng có thể hỗ trợ. Tuy nhiên, vẫn có một số FinTech thiếu kinh nghiệm và nghiệp vụ ngân hàng. Họ có xu hướng xem nhẹ việc quản lý rủi ro trong khi chỉ tập trung vào việc mở rộng kinh doanh. Điều này có thể dẫn đến sự leo thang nhanh chóng trong dòng chảy kinh doanh, nhưng đồng thời, nó làm tăng nguy cơ các giao dịch chất lượng thấp hơn sẽ được thực hiện.

Về ngắn hạn hậu quả có thể chưa rõ ràng; tuy nhiên, có thể xảy ra những hậu quả nghiêm trọng  về sau nếu sổ cho vay có những điểm yếu đáng kể.

Quản lý rủi ro rất quan trọng – một câu thần chú kinh điển không bao giờ lỗi thời

Yếu tố rủi ro luôn hiện hữu trong các giao dịch Tài trợ Thương mại. Những người chơi tham gia vào một giao dịch thành công có xu hướng xem nhẹ quản rủi ro trong khi muốn tối đa hóa giá trị. Quản lý rủi ro là một yêu cầu tiên quyết cho sự thành công của bất kỳ nền tảng mại nào. Mặc dù công nghệ mang lại rất nhiều giá trị, nhưng cách tốt nhất để kiểm soát rủi ro là đưa ra quyết định đúng đắn. Và sử dụng công nghệ để hỗ trợ kiểm soát rủi ro với khối lượng lớn các giao dịch.

Kinh nghiệm và thận trọng là những từ khoá quan trọng.

Mỗi giao dịch Tài trợ Thương mại đều khác nhau và phải được đánh giá dựa trên đặc điểm của nó. Do đó việc  thận trọng và ra quyết định dựa trên kinh nghiệm là những yếu tố cần thiết.

Các giao dịch thành công được thúc đẩy từng tuần tự và tăng trưởng có thể có rủi ro.

Quản lý khối lượng lớn giao dịch mà không có cơ sở hạ tầng công nghệ phù hợp có thể phản tác dụng vì khó có thể đảm bảo chất lượng của toàn bộ quy trình.

Có quá nhiều câu chuyện trên các phương tiện truyền thông về các nền tảng tài trợ thương mại xử lý nhiều giao dịch không được kiểm soát rủi ro toàn diện dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả.

Đảm bảo tuân thủ các quy định chuẩn mực trong Tài trợ Thương mại là điều kiện tiên quyết !