supply-chain-financing-guide-velotrade

Ảo tưởng tảng băng trôi trong thị trường tài chính là gì?

21/07/20
Cách sử dụng: thuật ngữ “Ảo tưởng tảng băng trôi” được sử dụng để miêu tả khi chúng ta chỉ có thể nhìn thấy một phần nhỏ của một vấn đề lớn (phần nổi của tảng băng); 90% thể tích còn lại của tảng băng nằm ẩn dưới mặt nước tạo ra một mối đe dọa vô hình đối với các tàu thuyền đi qua.

Iceberg  /ʌɪsbəːɡ/ – danh từ: tảng băng; một khối băng lớn, tách rời ra từ sông băng hoặc tảng băng và trôi ra đại dương; chỉ xấp xỉ 10% thể tích của tảng băng có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.

Illusion  /ɪˈluːʒ(ə)n/ – danh từ: vẻ ngoài đánh lừa hoặc gây nhầm lẫn cho thị giác; một ý tưởng hoặc niềm tin sai lầm.

Ảo tưởng tảng băng trôi và ý nghĩa của nó đối với các nhà đầu tư

Lực lượng lao động làm việc tại nhà với thời gian rảnh rỗi, các khoản kích thích kinh tế từ Chính phủ và những tài khoản giao dịch chứng khoán miễn phí đều đã góp phần quan trọng trong việc hình thành nên Ảo tưởng tảng băng trôi hiện nay. Kết quả là sự phục hồi nhanh chóng của Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones từ mức 18.000 trong tháng ba lên tới hơn 26.000 tính tại thời điểm hiện tại.Được kích thích bởi các chuyên gia giao dịch “tự xưng” như “Davey Day Trader”, những nhà đâu tư non nớt này rót tiền vào một hỗn hợp các cổ phiếu khác thường. Danh mục đầu tư của họ bao gồm những hãng hàng không đã tạm dừng hoạt động, tàu du lịch và công ty cho thuê xe hơi Hertz hiện đã phá sản. Sự kích động phi lý như vậy là một đặc điểm của bong bóng thị trường chứng khoán trước đó bao gồm sự kiện Dotcom Mania vào những năm 1900 và cơn sốt thị trường Trung Quốc năm 2015. Tuy nhiên, hiếm khi giá cổ phiếu chuyển hướng mạnh do ảnh hưởng từ các yếu tố kinh tế như trong đại dịch hiện nay.

Giấc mộng của các nhà đầu tư và hiện thực lạnh lẽo của thị trường

Trong khoảng thời gian chưa tới 6 tháng, Đại dịch Covid-19 đã lây truyền trên khắp thế giới, khiến cho hầu hết các hoạt động kinh tế đều suy giảm. Chỉ số GDP của Hoa Kỳ dự kiến sẽ giảm gần 5% trong năm 2020. Tương tự, các quốc gia trong nhóm G20 sẽ phải đối mặt với mức sụt giảm GDP hơn 7%. Tại nhiều thị trường, công-nhân viên tiếp tục bị cho nghỉ phép hưởng 1 phần lương. Ngoài ra, nhiều người lao động có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp vĩnh viễn sau khi Chính phủ chấm dứt trợ cấp lương. Tốc độ lây truyển của Đại dịch Covid-19 đang ngày càng tăng cao và vẫn chưa có bất kì loại vắc-xin nào được điều chế ra trong tương lai gần. Việc khôi phục niềm tin của người tiêu dùng sẽ cần một khoảng thời gian đáng kể để thực hiện và cản trở sự hồi phục của nền kinh tế. Sự tương phản rõ rệt giữa nền kinh tế thực và thị trường chứng khoán là một hồi chuông cảnh tỉnh. Điều này cũng cho chúng ta thấy được rằng Ảo tưởng tảng băng trôi là không thể tránh khỏi. Tảng băng trôi nổi giữa đại dương lạnh lẽo tạo ra một mối đe dọa vô hình đối với các tàu thuyền đi qua thông qua việc ẩn giấu phần lớn thể tích của nó dưới mặt nước. Tương tự như vậy, thế hệ các nhà đầu tư mới không nhận thức được những rủi ro khó lường trước được trong nền kinh tế thực. Hậu quả là họ đánh cược đầu tư vào một số lượng lớn các cổ phiếu nguy hiểm trên thị trường đang trong trạng thái bong bóng. Các phương thức Nới lỏng định lượng (QE) đang tạm thời giúp giảm thiểu rủi ro này. Vào ngày 23 tháng 3, Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ, Jerome Powell đã giảm mức lãi suất xuống còn 0%. Cục Dự trữ liên bang Mỹ cũng đã cắt giảm mức dự trữ bắt buộc của các ngân hàng tại Mỹ. Kể từ đó, Cục Dự trữ liên bang Mỹ đã bơm thêm thanh khoản vào nền kinh tế và in thêm gần 3.000 tỷ đô la. Ngoài ra, Cục đã tăng cung tiền M2 thêm 1 lượng lớn chưa từng thấy trong lịch sử.

Không may thay, thị trường chứng khoán bong bóng vẫn còn chưa thích ứng được với những vấn đề kinh tế phức tạp gây ra bởi Đại dịch Covid-19. Sự xuất hiện của các cú sốc trong tương lai có khả năng sẽ tạo ra sự gia tăng nhanh chóng về rủi ro trên thị trường tài chính.

Các yếu tố rủi ro trong tương lai cho thị trường tài chính

Dưới đây là những yếu tố có khả năng cao tạo ra các cú sốc thị trường trong những tháng sắp tới:

Việc vội vàng tái mở cửa nền kinh tế sẽ làm gia tăng mức độ trầm trọng của đại dịch

Nếu mở cửa lại nền kinh tế quá sớm thì Chính phủ sẽ có nguy cơ phải đối mặt với làn sóng thứ 2 của Đại dịch Covid-19. Viễn cảnh này đại diện cho một mối đe dọa đáng kể ở Hoa Kỳ và các thị trường khác. Đây là một mối quan ngại đáng chú ý tại các quốc gia nơi tỷ lệ lây nhiễm còn chưa được kiểm soát. Sự tái bùng phát của Đại dịch Covid-19 có khả năng sẽ làm giảm niềm tin của người tiêu dùng và kìm hãm sự phục hồi của nền kinh tế. Điều này cũng có thể khuếch đại mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng y tế. Sự kết hợp giữa việc các doanh nghiệp tạm dừng hoạt động và tầng lớp công-nhân viên bị đẩy vào tình trạng thất nghiệp có thể dẫn tới thảm họa tài chính. Sau cùng, điều này có khả năng cao sẽ tạo ra một cuộc khủng hoảng kinh tế với quy mô khổng lồ.

Thời kỳ suy thoái kinh tế đã đến và còn có khả năng trở nên trầm trọng hơn

Tỷ lệ thất nghiệp tại Hoa Kỳ đã nhảy vọt từ mức xấp xỉ 0% lên tới gần 20%. Trên thực tế, số lượng các cá nhân đang tìm kiếm việc làm tăng thêm 40 triệu người. Ngoài ra, Chính phủ Hoa Kỳ đã phân bổ 500 tỷ USD nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua cuộc khủng hoảng này. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp nhỏ lẻ sẽ nhanh chóng “gục ngã” trước áp lực khủng hoảng bởi vì họ sở hữu mức vốn lưu động thấp. Do đó, phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) có khả năng cao sẽ phá sản, khiến cho càng thêm nhiều người lao động rơi vào tình trạng thất nghiệp.

Cuộc chiến tranh thương mại giữa các cường quốc kinh tế đang ngày càng căng thẳng

Đại dịch Covid-19 đã làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, nhen nhóm lại cuộc chiến tranh thương mại giữa 2 quốc gia này. Do đó, áp lực dự kiến sẽ tăng cao trong khoảng thời gian trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11. Do sức mạnh của Trung Quốc ngày càng tăng cao, Hoa Kỳ đang càng trở nên lo lắng về mối đe dọa này. Cuộc chiến tranh giành tầm ảnh hưởng trên toàn cầu chắc chắn sẽ dẫn tới thêm nhiều vấn đề trong tương lai. Đồng thời, các mối quan hệ hợp tác quốc tế giữa chính phủ và doanh nghiệp cũng sẽ bị cản trở. Bởi vì thị trường tài chính chẳng hề ưa sự không chắc chắn, tình trạng này sẽ tác động đáng kể tới những nỗ lực nhằm bảo đảm sức khỏe toàn cầu và sự phục hồi của nền kinh tế thế giới.

Chi tiêu tiêu dùng đã sụt giảm đáng kể

Cuộc khủng hoảng này đã gây ra sự sụt giảm đáng kể trong hoạt động tiêu dùng và khiến cho tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh. Nó cũng đã làm cho các hoạt động du lịch và thương mại quốc tế giảm xuống mức tối thiểu, kể từ cuộc Đại suy thoái vào những năm 1930, nền kinh tế thế giới chưa từng khi nào phải chứng kiến một sự sụt giảm lớn đến vậy. Doanh số bán lẻ thấp sẽ càng đặt thêm gánh nặng lên trên thị trường chứng khoán. Trừ khi xuất hiện một sự thay đổi đáng kinh ngạc khi bước sang quý ba, tình hình suy thoái kinh tế hiện tại có thể sẽ còn kéo dài hơn nữa. Thị trường tài chính được tách rời hoàn toàn khỏi nền kinh tế thực. Nếu không có bất kì tin vui nào trong thời gian tới thì có khả năng cao chứng khoán sẽ là nạn nhân tiếp theo của Ảo tưởng tảng băng trôi. Do vậy, các nhà đầu tư cần phải vô cùng thận trọng về các khoản đầu tư của họ trong vòng 12-24 tháng tới.

Làm cách nào để bảo vệ danh mục đầu tư của bạn?

Những bước quan trọng để bảo vệ danh mục đầu tư của bạn bao gồm:

  • Cố gắng cân bằng danh mục đầu tư – Đừng chỉ đầu tư vào chứng khoán.
  • Giảm thiểu và phân tán rủi ro của bạn thông qua việc đầu tư vào nhiều loại tài sản.
  • Duy trì tính thanh khoản thích hợp nhằm giải quyết những vấn đề không lường trước được trong tương lai.
  • Cân nhắc đầu tư vào các Tài sản thay thế bao gồm loại tài sản chống chu kì và kháng suy thoái.

Khi Tài sản thay thế trở nên phổ biến

Một danh mục đầu tư truyền thống thường có tỷ lệ 60% cổ phiếu – 40% trái phiếu. Mô hình đầu tư này đem lại kết quả tương đối đáng tin cậy trong thời kì ổn định kinh tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, mô hình này đang chịu nhiều áp lực trong một thời đại bị chi phối bởi phương thức Nới lỏng định lượng (QE) và lạm phát tăng cao. Ngày càng nhiều các nhà đầu tư đi tìm cách đa dạng hóa danh mục và giảm thiểu rủi ro. Trong bối cảnh kinh tế không chắc chắn hiện nay, họ cũng đang kiếm tìm một mức lợi nhuận cao hơn. Do đó, Tài sản thay thế đang ngày càng trở nên phổ biến. Loại tài sản này bao gồm từ các loại hình đầu tư truyền thống như Quỹ phòng hộ, Quỹ đầu tư tư nhân, Vốn đầu tư mạo hiểm và Chứng khoán phái sinh cho đến các loại hình đầu tư thay thế như Kết cấu hạ tầng, Quyền khai thác khoáng sản và Bất động sản. Ngoài ra, một số loại tài sản thay thế khác gần đây cũng đã dần trở nên được ưa chuộng hơn, ví dụ như: Cần sa, Tác phẩm nghệ thuật, Đồ cổ và Đồ sưu tầm. Ngoài việc đang ngày càng trở nên phổ biến, Tải sản thay thế còn đem về mức lợi nhuận cao hơn đáng kể. Hơn nữa, những tài sản này còn mang tới cho danh mục đầu tư khả năng chống chu kì kinh tế. Việc lựa chọn các Tài sản thay thế có tính chất cá nhân rất cao và cho phép nhà đầu tư chủ động hơn so với các loại tài sản truyền thống. Nó cũng cho phép tận dụng các sở thích tiêu khiển như rượu vang, xe hơi cổ điển hoặc đồ cổ. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cũng cần phải làm quen với những cạm bẫy của bất kì Tài sản thay thế nào. Nhà đầu tư cần phải hiểu rõ những rủi ro đi kèm với những tài sản đó, bao gồm mức độ minh bạch thị trường, tính thanh khoản và độ hiệu quả thấp. Do đó, quy trình thẩm định, quản lý rủi ro và tuân thủ quy định đóng vào trò vô cùng quan trọng. Quy trình này thông thường cần được tùy chỉnh bởi vì tính chất phức tạp của từng tài sản. Tài sản thay thế tồn tại những rủi ro tiềm ẩn và kết quả kỳ vọng phải được quản lý cẩn thận. Với những lợi thế rõ rệt như vậy, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi các Tài sản thay thế trở nên được ưa chuộng đến vậy.

Dưới đây là sơ lược về các Tài sản thay thế hàng đầu trên thị trường:

Các tài sản tài chính:

Quỹ đầu tư tư nhân

Quỹ đầu tư tư nhân (PE) nắm cổ phần của những công ty chưa niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Những quỹ này huy động vốn từ các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức. Họ sử dụng nguồn vốn đó để mua hoặc đầu tư vào một công ty rồi sau đó bán lại nhằm thu về lợi nhuận. Tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của công ty, các khoản đầu tư tư nhân có thể xuất hiện dưới các hình thức khác nhau:

  • Vốn đầu tư mạo hiểm: khoản tài trợ cho các công ty khởi nghiệp có triển vọng và những dự án kinh doanh đang trong giai đoạn đầu.
  • Vốn tăng trưởng: Cho phép các công ty xây dựng các dòng sản phẩm mới hoặc mở rộng thị trường sang khác khu vực địa lý khác nhau. Với khoản tài trợ này, công ty cũng có thể thay đổi cơ cấu tổ chức.
  • Mua lại: Nguồn vốn sử dụng để mua toàn bộ 1 công ty hoặc 1 bộ phận trong công ty đó.
  • Các khoản đầu tư tư nhân mang lại mức lợi nhuận tiềm năng tương đối cao. Do đó, chúng cũng có mức độ rủi ro cao tương ứng, giả sử như công ty được đầu tư làm ăn thua lỗ. Thị trường chứng khoán không có tác động tới giá trị của các công ty chưa niêm yết. Vì vậy, không tồn tại rủi ro mất giá trị đầu tư tức thời.

Tuy nhiên, Quỹ đầu tư tư nhân yêu cầu cam kết dài hạn với số vốn đáng kể hơn so với các lĩnh vực khác. Quỹ đầu tư tư nhân có thể sẽ không phù hợp với những nhà đầu tư đang tìm kiếm sự linh hoạt nhằm tránh những rủi ro kinh tế gây ra bởi Đại dịch Covid-19.

Quỹ phòng hộ

Quỹ phòng hộ sử dụng đa dạng các chiến lược nhằm vượt qua mức sinh lời kì vọng của thị trường. Mục tiêu chính của những quỹ này chính là các cá nhân có giá trị tài sản ròng cao và các nhà đầu tư tổ chức. Phần lớn các quỹ phòng hộ đều đầu tư vào các loại tài sản truyền thống như cổ phiếu, trái phiếu và hàng hóa. Tuy nhiên, họ áp dụng phương thức tiếp cận tinh vi hơn so với hoạt động đầu tư thông thường. Họ thu về lợi nhuận từ thị trường thông qua vị thế giá lên và vị thế giá xuống. Mức lợi nhuận hứa hẹn cao từng giúp cho các quỹ phòng hộ trở nên nổi tiếng trong những năm gần đây đã không còn được như xưa, bởi vì:

  • Sự gia tăng cạnh tranh gần đây
  • Sự xuất hiện của các quỹ đầu tư thụ động
  • Chi phí cao

Tuy nhiên, các quỹ phòng hộ vẫn đóng vai trò vô cùng hữu ích và có giá trị đối với các nhà đầu tư. Do đó, nhiều nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư dài hạn vốn của mình vào đây. Tương tự, họ cũng sẵn sàng chấp nhận những rủi ro vốn có trong việc tận dụng triệt để vốn nhằm kiếm về lợi nhuận.

Nợ tư / Chiết khấu hóa đơn

Nợ tư bao gồm bất kì khoản nợ nào được nắm giữ hoặc cấp cho các công ty tư nhân. Một công ty sử dụng đến những khoản nợ tư khi họ thiếu vốn hoặc tài sản để hỗ trợ cho việc mở rộng quy mô kinh doanh. Nợ tư hoặc các khoản vay từ những tổ chức phi ngân hàng là một giải pháp thay thế cho vay nợ ngân hàng. Một trong những hình thức tài trợ dễ tiếp cận nhất cho các doanh nghiệp sản xuất là Chiết khấu hóa đơn. Phương thức này cho phép các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tài trợ các hóa đơn họ xuất ra cho các khách hàng ngoại quốc nhằm tiếp cận nguồn vốn lưu động. Các dịch vụ Chiết khấu hóa đơn có mức phí phù hợp với tỷ suất lợi nhuận thấp của các doanh nghiệp sản xuất. Những tổ chức tài chính thu về lợi nhuận từ lãi tính trên các khoản tín dụng được cung cấp. Chiết khấu hóa đơn có tính tương quan rất thấp với thị trường chứng khoán, cung cấp cho các nhà đầu tư sự bảo vệ khỏi tác động tiêu cực trong trường hợp thị trường chứng khoán đi xuống. Ngoài ra, nó còn mang tới cơ hội đa dạng hóa danh mục đầu tư sang các lĩnh vực mới. Trong thời kỳ kinh tế bất ổn và thị trường biến động, các khoản phải thu thương mại vẫn là một nguồn thu nhập rất ổn định; chúng có thời hạn ngắn và liên tục được định giá lại để phản ánh sự gia tăng về rủi ro vỡ nợ (nếu có) của Bên nợ. Trong kể cả trong trường hợp Ngân hàng Trung ương cắt giảm mức lãi suất, doanh thu trong lĩnh vực bao thanh toán sẽ vẫn duy trì ở mức cao do nhu cầu thanh khoản vẫn cao. Những lợi ích quan trọng khác của Chiết khấu hóa đơn:

  • Tỷ lệ lợi nhuận có tính cạnh tranh
  • Duy trì mức độ thanh khoản cao do vòng quay tiền mặt ngắn (Thời hạn thanh toán của một hóa đơn thông thường kéo dài 60 ngày)

Sử dụng tài sản hữu hình

Bất động sản

Đây là một loại hình đầu tư thay thế bao gồm các các tòa nhà văn phòng hoặc căn hộ dân cư. Nó còn được coi là nhóm tài sản quan trọng nhất trên thế giới. Những tài sản này không chỉ cung cấp cho chủ sở hữu dòng tiền ổn định mà còn cả những khoản lãi về vốn. Một mặt, dòng tiền đều đặn chảy vào túi của nhà đầu tư thông qua việc cho thuê. Mặt khác, giá trị vốn tích lũy tăng lên theo thời gian. Loại tài sản này có hệ số tương quan thấp với các khoản đầu tư khác và ít biến động hơn cổ phiếu và trái phiếu. Tuy nhiên, nó vẫn là một loại tài sản có tính thanh khoản thấp. Nó cũng đòi hỏi sự cam kết về tài chính đáng kể và rất khó để mua và bán trong thời gian ngắn. Do đó, loại tài sản này rơi vào hạng mục kế hoạch đầu tư dài hạn. Một phương thức tiếp cận khác của việc đầu tư trực tiếp vào bất động sản chính là Quỹ tín thác đầu tư bất động sản (REIT). Phương thức này mang tới sự linh hoạt và nguồn lợi nhuận hàng năm dưới hình thức cổ tức hoặc chia sẻ lợi nhuận. Cần phải lưu ý rằng các bất động sản thương mại đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới gây ra bởi Đại dịch Covid-19. Xu hướng làm việc tại nhà hiện nay có khả năng cao sẽ dẫn tới việc cắt giảm diện tích văn phòng trong nhiều công ty. Trong khi đó, lĩnh vực bất động sản bán lẻ đang phải đối mặt với một mối đe dọa ngày càng lớn từ thương mại điện tử. Trong thời gian gần đây, người tiêu dùng ưu tiên tránh xa các trung tâm thương mại. Một lĩnh vực có triển vọng tích cực hơn là Trữ kho hàng hóa với nhu cầu đang leo thang do sự bùng nổ mua sắm trực tuyến.

Đồ sưu tầm

Các loại đồ sưu tầm, ví dụ như Tác phẩm nghệ thuật, Đồ cổ, Xe hơi cổ điển và Tem đang trở nên vô cùng phổ biến trong những năm gần đây. Sự kết hợp giữa vẻ ngoài thu hút và độ khan hiếm đảm bảo rằng giá trị của chúng sẽ tăng dần theo thời gian. Tuy nhiên, các loại đồ sưu tầm này có tính thanh khoản thấp và để có thể thu về lợi nhuận dưới dạng tiền mặt từ chúng còn phụ thuộc vào việc tìm đúng khách hàng đúng thời điểm. Sự phức tạp này giảm thiểu giá trị của chúng như một hàng rào bảo vệ các nhà đầu tư khỏi những biến động thị trường cần được đối phó trong thời gian ngắn.

Hàng hóa

Thị trường hàng hóa toàn cầu đã hoàn toàn phát triển. Nó cho phép các nhà đầu tư cân nhắc một loạt các lựa chọn như đồng, vàng, dầu, khí đốt, thịt bò và ngũ cốc. Thời điểm đầu tư đóng vai trò rất quan trọng khi tham gia vào thị trường hàng hóa: tham gia vào đúng giai đoạn của chu kỳ giá cả là điều cốt yếu để thu về được lợi nhuận. Do đó, đầu tư thành công vào hàng hóa đòi hỏi kỹ năng chuyên môn hoặc may mắn thời gian thậm chí là cả hai!

Đánh bại Ảo tưởng tảng băng trôi: Tài sản thay thế chính là giải pháp

Đối mặt với Đại dịch Covid-19, những rủi ro kinh tế và thị trường tài chính hiện đang cao hơn bao giờ hết. Tình trạng này trở nên trầm trọng hơn bởi những bất ổn chính trị và kinh tế hiện nay trên toàn cầu. Do đó, việc đa dạng hóa danh mục đầu tư đóng vai trò rất quan trọng. Mặc dù việc chống suy thoái kinh tế là điều khó có thể đạt được, nó vẫn là một mục tiêu quan trọng cho các nhà đầu tư thành công. Khi nói đến việc tìm kiếm tài sản phù hợp để củng cố danh mục đầu tư, Tài sản thay thế có vai trò rất quan trọng. Các lựa chọn có thể được phối-kết hợp từ các ý tưởng được đề xuất ở trên. Đồng thời, tầm quan trọng của việc đảm bảo thanh khoản thích hợp là một phương thức tiếp cận thực tế không nên bị bỏ qua. Đây chính là công việc dành cho Chiết khấu hóa đơn.

Chia sẻ bởi Velotrade, nền tảng tài trợ vốn cho doanh nghiệp.

Thấy thông tin này hữu ích? Hãy theo dõi Velotrade trên mạng xã hội