Một nút bấm được vặn chuyển qua Số hoá

Tầm quan trọng của Số hoá và xu hướng tương lai cho Doanh nghiệp

02/02/23

|

Trong Sáng Kiến Chuyển Đổi Số Các Ngành Công Nghiệp, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã nhấn mạnh rằng tất cả những “mảnh ghép” công nghệ cần thiết để thực hiện Số hóa đã đều nằm trong tay chúng ta – bao gồm Trí tuệ nhân tạo (AI), Tài sản thông tin (Big Data), Điện toán đám mây (Cloud Computing), Mạng lưới thiết bị kết nối Internet (Internet of Things – IoT), mạng xã hội và mạng di động tốc độ cao – khi kết hợp cùng nhau, chúng có thể cung cấp giá trị tiềm năng cho xã hội lên tới 100 nghìn tỷ USD đến năm 2025.

Mặc dù sở hữu tiềm năng đáng kể, những lợi ích kinh tế của xu hướng Số hóa chưa hoàn toàn được hiện thực hóa. Các ngành công nghiệp như lắp ráp ô tô, y tế và chế tạo – sản xuất có tốc độ vô cùng chậm chạp trong việc ứng dụng những công nghệ mới. Trong khi đó, theo Mckinsey, những doanh nghiệp ưa “đón đầu công nghệ” trong lĩnh vực tiêu dùng, tài chính và truyền thông sẽ thu được sự tăng trưởng cao về lợi nhuận một khi họ đã hoàn toàn ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào trong toàn bộ quy trình làm việc của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, chỉ trong vài tháng ngắn ngủi đầu năm 2020, mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn. Đại dịch Covid-19 đã mang tiềm năng Số hóa xã hội tới gần hơn với thực tại hơn bao giờ hết.

Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với một mối đe dọa lớn đối với sự tồn tại của họ. Đáng buồn thay, nhiều công ty sẽ bắt buộc phải dừng hoạt động, tuy vậy, những doanh nghiệp còn bám trụ được sẽ phải thích nghi để có thể tạo động lực cho tương lai không chắc chắn trước mắt. Những CEO giờ đã có thể thấy được rõ ràng các nhược điểm trong mô hình kinh doanh hiện tại của họ và hiểu rõ những rủi ro nếu tiếp tục không thay đổi. Sau những tàn tích kinh tế mà Đại dịch Covid-19 để lại, chắng có lí do gì mà các doanh nghiệp lại không nên đổi mới. Trên thực tế, việc cố gắng duy trì tình trạng hoạt động như trước sẽ có thể đem lại rủi ro lớn hơn cho doanh nghiệp. Trong tình hình nền kinh tế hiện nay, Số hóa chính là xu hướng tất yếu.

Giá trị của sự thay đổi này được nhấn mạnh bởi thực tế rằng những công ty dẫn đầu công nghệ trên toàn cầu như Zoom, Amazon và Netflix – cộng thêm vài công ty đứng đầu khu vực khác như Tencent của Trung Quốc hay Zomato của Ấn Độ – đã đều áp dụng hoàn toàn mô hình kinh doanh kỹ thuật số nhằm đáp ứng được sự gia tăng đột biến nhu cầu trực tuyến, trong khi đó, các doanh nghiệp truyền thống vẫn còn chật vật đối mặt với những gian nan, thách thức của Đại dịch hiện tại.

Đại dịch Covids-19 đặt nền móng cho sự lan rộng của xu hướng Số hóa

Một hệ quả cốt lõi của việc “giãn cách xã hội” trong tình hình đại dịch Covid-19 chính là mọi người dành nhiều thời gian làm việc tại nhà hơn. Đối với nhiều nhân viên văn phòng, điều này đã khiến họ phải sử dụng những công cụ trực tuyến như Slack, WhatsApp và các công cụ Quản lý quan hệ khách hàng (CRM) cộng với việc thường xuyên thực hiện những cuộc thảo luận nhóm qua điện thoại và tham gia các sự kiện trực tuyến thay vì tổ chức những cuộc họp trực tiếp.

Chỉ trong vài tuần ngắn ngủi, tầng lớp nhân viên thuộc nhiều lĩnh vực đã trở nên thoải mái hơn rất nhiều với phong cách làm việc kết nối trực tuyến và có khả năng suy nghĩ cởi mở hơn đối với sự ứng dụng của hàng loạt các quy trình làm việc kỹ thuật số trong tương lai, cả trong công việc lẫn cuộc sống cá nhân của họ.

Những xu hướng kỹ thuật số khác đã bắt đầu “nổi lên” trong vài tháng gần đây bao gồm sự tăng trưởng trong hoạt động mua sắm trực tuyến quần áo, đồ gia dụng, thực phẩm tươi sống và các sản phẩm y tế, khiến cho hoạt động mua sắm nói chung chuyển dịch khỏi những trung tâm thương mại và khuyến khích các nhà bán lẻ phát triển chiến lược bán hàng đa kênh nhằm mang tới cho khách hàng trải nghiệm mua sắm tốt hơn bao gồm một loạt các tùy chọn theo mô hình Low-touch cho phép khách hàng đặt hàng trực tuyến và nhận tại cửa hàng.

Với sự gia tăng đột biến trong nhu cầu mua sắm trực tuyến giúp Amazon báo cáo mức tăng trưởng 25% trong Quý 1 2020 so với cùng kì năm trước, Tài trợ thương mại điện tử đã trở thành phương thức tài trợ thương mại phổ biến, đóng vai trò là một nguồn vốn lưu động nhằm ổn định dòng tiền của nhà cung cấp khi khối lượng lớn hàng hóa được chuyển tới nhà kho của những đơn vị bán lẻ trực tuyến như  Alibaba hay eBay trước khi được mua bởi người tiêu dùng.

Những nền tảng thanh toán kỹ thuật số – ví dụ như FPS (Hệ thống thanh toán nhanh hơn) của ngân hàng HSBC đã trở nên vô cùng phổ biến trong vài tuần gần đây, với số lượng khách hàng sử dụng tăng 25% so với năm trước (dựa theo số liệu của SCMP).

Tương tự, xu hướng giải trí trực tuyến và thể dục tại gia cũng đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới.

Trong một cuộc khảo sát với quy mô toàn cầu thực hiện bởi McKinsey trên 41 quốc gia, khoảng từ 40% đến 60% những người tham gia khảo sát sử dụng những sản phẩm và dịch vụ mới này đều có ý định tiếp tục trong tương lai.

Các đơn vị bán lẻ, chủ nhà hàng và lãnh đạo doanh nghiệp đều cần phải rút ra bài học từ những mô hình tiêu dùng mới này nhằm xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp với trọng tâm là xu hướng Số hóa để có thể vươn lên vị trí hàng đầu sau khi đại dịch Covid-19 lắng xuống.

Những bài học rút ra từ ngành Tài chính

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực Tài chính là những đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng nhiều quy trình kỹ thuật số được thiết kế với mục tiêu làm phong phú thêm trải nghiệm của khách hàng, xây dựng lợi thế cạnh tranh và đáp ứng những yêu cầu chế định khắt khe.

Những quy trình này bao gồm chuyển tiền điện tử thời gian thực, máy rút tiền tự động (ATM), thanh toán di động, quy trình thẩm định/đánh giá toàn diện những khách hàng mới hoàn toàn trên nền tảng kỹ thuật số, lưu trữ tài liệu trực tuyến, quy trình làm việc tự động và các công cụ công nghệ hỗ trợ giám sát quản lý.

Các doanh nghiệp tiên tiến hơn – thường là những công ty chuyên về tài chính công nghệ – đã chuyển sang mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng tự phục vụ với mức độ tự động hóa cao, sử dụng chữ ký điện tử và lưu trữ tất cả các tài liệu trên The Cloud (Bộ nhớ đám mây). Quy trình làm việc không giấy tờ được tiến hành hoàn toàn trực tuyến bao gồm thẩm định/đánh giá toàn diện khách hàng mới và thu thập thông tin khách hàng (KYC) với tài liệu tuân thủ yêu cầu chế định, vô cùng dễ hiểu mà không cần tới sự can thiệp của nhân viên.

Mô hình kinh doanh thu gọn và hiệu quả này cung cấp cơ hội cho khả năng mở rộng quy mô kinh doanh và tiềm năng hợp tác với các doanh nghiệp khác trong ngành đóng vai trò làm chất xúc tác cho sự Số hóa hoàn toàn trong lĩnh vực Tài chính.

Những doanh nghiệp hàng đầu sử dụng phân tích dữ liệu rộng rãi trong khắp mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh nhằm không ngừng cải thiện mô hình kinh doanh của mình đồng thời duy trì sự tập trung cao độ vào khía cạnh bảo mật để bảo vệ dữ liệu của doanh nghiệp và bảo đảm sự riêng tư của khách hàng.

Các lĩnh vực khác có thể rút ra bài học kinh nghiệm từ những bước phát triển này trong lĩnh vực Tài chính và áp dụng một phương thức tiếp cận được tinh chỉnh phù hợp với những yêu cầu về Số hóa riêng của từng lĩnh vực.

Những bước tiếp theo hướng tới Số hóa trong một Thế giới hậu Covid-19

Một khi những CEO nhận ra được giá trị của chiến lược Số hóa đối với sự sống còn và thành công tương lai của doanh nghiệp họ, một bản kế hoạch chi tiết là điều thiết yếu để doanh nghiệp có thể sẵn sàng quay trở lại với guồng quay kinh doanh khi thế giới chuyển sang giai đoạn Hậu Covid-19 trong vài tháng tới. Điều này là cơ hội vô cùng lớn nhưng đồng thời cũng là một thách thức không hề nhỏ đối với doanh nghiệp – một bước đi cần thiết nhằm bảo đảm lợi thế cạnh tranh đi trước những đối thủ khác.


(1) Amazon tăng 25% doanh thu bán hàng online: https://www.businessinsider.com/amazon-q1-sales-soared-online-in-store-2020-5 

Chia sẻ bởi Velotrade, nền tảng tài trợ vốn cho doanh nghiệp.

Thấy thông tin này hữu ích? Hãy theo dõi Velotrade trên mạng xã hội

Tài trợ vốn với Velotrade
Hoàn toàn online
Không cần thế chấp
Linh động
Minh bạch

Velotrade tài trợ vốn cho các hoạt động của công ty một cách nhanh chóng và không yêu cầu tài sản thế chấp.