Cảng tàu biển
Danh mục: Thương mại

Đa Dạng Hóa Chuỗi Cung ứng Của Bạn Tại Việt Nam

Cập nhật gần nhất ngày
15/06/23

Khi các công ty quốc tế đang tìm cách hạn chế việc phụ thuộc vào một thị trường duy nhất cho chuỗi cung ứng của mình, Việt Nam đang ngày càng được biết đến như một giải pháp thay thế hữu hiệu cho nhu cầu sản xuất ngày càng tăng của toàn thế giới.

Với chi phí lao động thấp hơn, gần trung tâm sản xuất của Trung Quốc, nguồn nhân lực giàu kỹ năng cùng với việc áp dụng các công nghệ hiện đại, Việt Nam đóng vai trò như một nguồn lực đa dạng cho chuỗi cung ứng toàn cầu.

 Các nội dung chính của bài viết:

Trước những căng thẳng thương mại toàn cầu thời gian gần đây, các doanh nghiệp đang dần dịch chuyển chuỗi cung ứng của mình từ Trung Quốc sang Việt Nam. Quốc gia này đem đến những lợi ích vượt trội để trở thành một trung tâm tìm kiếm nguồn cung ứng đầy cạnh tranh.

Sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu

Việt Nam đang có nhiều cơ hội phía trước khi nỗ lực chuyển đổi từ sản xuất lắp ráp đơn giản sang sản xuất phức tạp hơn, có giá trị gia tăng cao hơn trong các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC).

Điều này có thể được chứng minh bằng sự chuyển dịch của quốc gia này trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu trọng điểm . Tính đến năm 2021, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam chủ yếu được đóng góp từ lĩnh vực dịch vụ, trung bình chiếm 40% GDP.

Biểu đồ mô tả phân bổ GDP Việt Nam theo ngành kinh tế, 2011-2021, Statista

Phân bổ GDP Việt Nam theo ngành kinh tế, 2011-2021, Statista

Lĩnh vực này bao gồm việc sản xuất các loại hàng hóa vô hình cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Có khoảng 37,48% dân số Việt Nam làm việc trong lĩnh vực dịch vụ.

Tuy nhiên, sự thay đổi gần đây của Việt Nam trong việc sản xuất và kinh doanh các thiết bị phần cứng và linh kiện điện tử thể hiện họ đã có sự nâng cao về chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm phức tạp.

Một số mặt hàng nhập khẩu chính hiện nay bao gồm:

  • Vi mạch điện tử ($34.2 tỷ)
  • Điện thoại ($16.5 tỷ)
  • Thiết bị bán dẫn ($6.04 tỷ)
  • Vải dệt kim cao su nhẹ ($4.84 tỷ)
  • Phụ kiện phát sóng ($4.1 tỷ)

Những hàng hóa này chủ yếu được nhập từ Trung Quốc ($104 tỷ), Hàn Quốc ($48 tỷ), Nhật Bản ($16,1 tỷ), Đài Bắc Trung Hoa ($11,5 tỷ) và Thái Lan ($11,2 tỷ).

Trong khi đó, các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam bao gồm:

  • Thiết bị phát sóng ($51,1 tỷ)
  • Điện thoại ($25,3 tỷ)
  • Vi mạch điện tử ($18,2 tỷ)
  • Các thiết bị máy móc văn phòng ($11,7 tỷ)
  • Dệt may, Giày dép ($9,79 tỷ)
 biểu đồ mô tả Xuất khẩu Phân bổ theo sản phẩm, Việt Nam, OEC, 2021

Xuất khẩu Phân bổ theo sản phẩm, Việt Nam, OEC, 2021

Hầu hết những mặt hàng này chủ yếu được xuất khẩu đến Hoa Kỳ ($77 tỷ), Trung Quốc ($49,4 tỷ), Nhật Bản ($20,4 tỷ), Hàn Quốc ($19,6 tỷ) và Hồng Kông ($13,8 tỷ).

Biểu đồ mô tả xuất khẩu Phân bổ theo Quốc gia, Việt Nam, OEC, 2021

Xuất khẩu Phân bổ theo Quốc gia, Việt Nam, OEC, 2021

Có thể nhận thấy các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là các sản phẩm dựa trên thành phần còn các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm dựa trên phần cứng. Khi Việt Nam ngày càng trở thành một trung tâm sản xuất, chúng ta chỉ có thể mong đợi những xu hướng này sẽ tiếp diễn.

Chi phí lao động và chi phí vận chuyển thấp

Chi phí lao động thấp hơn giúp cho quốc gia này trở thành một đối tác tìm kiếm nguồn cung có thể sinh lợi.

Chi phí trung bình để thuê một công nhân nhà máy ở Việt Nam chỉ bằng một phần ba so với ở Trung Quốc.. Đặc biệt là trong các nhà máy gần các thành phố lớn, nơi mức lương trung bình đang đạt khoảng gần 30 USD/ngày tại Trung Quốc.

Tương tự như vậy, mức lương tối thiểu theo giờ tại Hàn Quốc đang tăng lên và được dự báo sẽ tăng hơn nữa vào năm 2024.

Bar chart showing a rise in minimum wages in South Korea

Lương tối thiểu theo giờ của Hàn Quốc, 2013-2024, Kinh tế thương mại

Nguyên liệu thô rất cần thiết cho việc hợp lý hóa sản xuất và mặc dù Trung Quốc có lợi thế về nguồn cung ứng nguyên liệu, hầu hết các nguyên liệu này cũng đều có sẵn tại Việt Nam. Các mặt hàng thường không được nhập khẩu từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, chi phí vận chuyển tại đây là khá thấp.

Với vị trí nằm gần trung tâm sản xuất của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, Việt Nam trở thành một phương án thay thế giúp tiết kiệm chi phí hơn cho các nhà sản xuất. Thời gian giao hàng có thể rút ngắn trong một ngày giữa hai nước.

Quốc gia này có thể thực hiện tất cả những điều này trong khi vẫn đảm bảo sản lượng và chất lượng hoàn toàn tương đương.

Mở Rộng Kinh Doanh Hiệu Quả

Chính phủ thân thiện với nhà đầu tư, đơn giản hóa thủ tục hành chính và các quy định dành cho các công ty khởi nghiệp giúp Việt Nam có thể cạnh tranh với các trung tâm sản xuất khác.

Chính phủ Trung Quốc và Hàn Quốc áp dụng những quy định hết sức nghiêm ngặt đối với các doanh nghiệp. Hệ thống quy phạm pháp luật của các quốc gia này có thể gây khó khăn cho người nước ngoài. Ngược lại, các nhà đầu tư sẽ thấy dễ dàng hơn khi thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam bởi vì chính phủ có rất nhiều ưu đãi đặc quyền dành cho các nhà đầu tư.

Các nguyên tắc cơ bản cứng rắn và những chính sách ngăn chặn chủ động đã giúp thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục chảy vào nền kinh tế, mặc dù vẫn ở mức thấp hơn so với trước đại dịch.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng dòng vốn FDI là yếu tố chính dẫn đến quá trình chuyển đổi nền kinh tế của Việt Nam sang lĩnh vực sản xuất cũng như sự tham gia mạnh mẽ hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu trong những năm qua.

Việc Việt Nam tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và khu vực cũng đã đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư. Việc tham gia vào các hiệp định thương mại dưới đây bên cạnh những hiệp định được cung cấp bởi tư cách thành viên ASEAN, đã giúp Việt Nam khẳng định vị trí như một trung tâm thương mại quốc tế và là một đối thủ cạnh tranh trên thị trường toàn cầu:

  • Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
  • FTA EU-Việt Nam (EVFTA)
  • FTA Anh-Việt Nam (UKVFTA)
  • Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)

Do đó, quốc gia này trở nên phù hợp hơn với các tiêu chuẩn quốc tế áp dụng cho các doanh nghiệp nước ngoài, đồng thời giúp giảm bớt các rào cản thương mại. Điều này còn giúp Việt Nam có thể tuân thủ các tiêu chuẩn về lao động cũng như hiện đại hóa luật lao động và các hệ thống quan hệ công nghiệp.

Để tiếp tục thu hút FDI và tăng cường sự tham gia của FDI vào GVC, Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh và khắc phục các hạn chế về cơ cấu để tận dụng lợi thế của việc chuyển dịch GVC và tiếp cận chuỗi giá trị.

Nguồn nhân lực có năng lực và trình độ cao

Việt Nam còn có một lợi thế cạnh tranh khác là sở hữu nguồn nhân lực có tay nghề ngày càng cao và trình độ tiếng Anh cũng cao hơn so với các quốc gia cạnh tranh như Ấn Độ.

Dân số Việt Nam trong độ tuổi 15-24 có tỷ lệ biết chữ trung bình là 98%, theo Báo cáo mới nhất của Education Fact Sheet, cao hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới là 87%.

Biểu đồ mô tả tỷ lệ biết chữ trung bình của dân số Việt Nam trong độ tuổi 15-24
Phần lớn lực lượng lao động của Việt Nam làm việc trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và nông nghiệp, chiếm 81% GDP của cả nước.

Lực lượng lao động trẻ ở Việt Nam đang dần chuyển từ ngành nông nghiệp truyền thống sang các ngành sản xuất và dịch vụ đang phát triển, được hỗ trợ bởi quá trình cơ giới hóa nông nghiệp ngày càng mạnh mẽ.

Quốc gia này cũng báo cáo tỷ lệ thất nghiệp đã giảm đáng kể đáng kể, cụ thể là 2,32% vào cuối năm 2022.

Biểu đồ mô tả Tỷ lệ thất nghiệp Việt Nam, Dữ liệu CEIC, 2020-2022

Tỷ lệ thất nghiệp Việt Nam, Dữ liệu CEIC, 2020-2022

Trong khi chỉ có 11% lực lượng lao động trong nước của Việt Nam được coi là lành nghề, chính phủ nước này đang tập trung vào các chứng chỉ nghề và giáo dục đại học để phát triển nguồn nhân lực.

Theo Quyên Nguyễn, đồng sáng lập Hiệp hội Chuỗi cung ứng Việt Nam, việc đầu tư nhiều hơn vào đào tạo nguồn lao động lành nghề là rất quan trọng.

“Đổi mới là tất cả – và nó bắt đầu với giáo dục.” – Quyên Nguyễn nói.

Thị trường tiềm năng cho ngành công nghiệp điện tử

Một phần lớn trong nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam là dành cho lĩnh vực công nghệ. Nhu cầu ngày càng tăng đối với các dịch vụ CNTT trên phạm vi toàn cầu và tốc độ chuyển đổi kỹ thuật số trong nước ngày càng nhanh chắc chắn sẽ thúc đẩy nền kinh tế của quốc gia này phát triển trong ngắn hạn và dài hạn.

Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã đặt mục tiêu sẽ có 100.000 doanh nghiệp kỹ thuật số vào năm 2025 – tăng 56,25% so với năm 2021. Sự tăng trưởng này cũng được thể hiện thông qua hoạt động xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp trong nước, ví dụ như gã khổng lồ công nghệ FPT. Tập đoàn này đã thu về 11,73 nghìn tỷ đồng (478,83 triệu USD) từ hoạt động xuất khẩu, tính đến tháng 8 năm 2022 – tăng 28,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việc thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số không chỉ được tiến hành bởi các doanh nghiệp mà còn bởi khu vực dịch vụ công. Một số ngân hàng như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai các dự án chuyển đổi số với sự trợ giúp của tập đoàn công nghệ CMC.

Velotrade, với tư cách là một tổ chức tài chính, cũng đã làm việc với một số công ty Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa trên toàn cầu. Chúng tôi cũng đã giúp một số công ty tài trợ cho các giao dịch để mở rộng nguồn cung ứng của họ sang Việt Nam. Triển khai hoạt động tại Việt Nam, chúng tôi có chuyên môn về thị trường khu vực để hỗ trợ các doanh nghiệp có thể tiến hành việc xuất nhập khẩu một cách thuận lợi.

Bạn muốn mở rộng chuỗi cung ứng của mình đến Việt Nam thông qua việc sử dụng công nghệ? Hãy liên hệ với chúng tôi và các chuyên gia của chúng tôi tại Việt Nam sẽ liên hệ bạn để hỗ trợ.

Chia sẻ bởi Velotrade, nền tảng tài trợ vốn cho doanh nghiệp.

Thấy thông tin này hữu ích? Hãy theo dõi Velotrade trên mạng xã hội