ATM không sử dụng do giãn cách xã hội

Các nguyên tắc quản lý dòng tiền trong bối cảnh suy thoái kinh tế do đại dịch Covid

16/04/20

Đại dịch Covid 19 không chỉ gây ra ảnh hưởng kinh tế trầm trọng hơn cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung mà nó còn là một sự kiện “thiên nga đen” với khả năng gây suy thoái kinh tế thế giới ở mức độ nghiêm trọng hơn rất nhiều so với cuộc khủng hoảng tài chính 2007-08.

Bắt đầu từ sự đóng cửa hàng loạt các nhà máy tại Trung Quốc, hoạt động của chuỗi cung ứng toàn cầu đã bị ảnh hưởng nặng nề: có nhiều rào cản thương mại xuất hiện trong việc vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không, những công ty khan hiếm tiền mặt đều tạm hoãn toàn bộ các kế hoạch đầu tư và nỗi lo mất việc, mất đi nguồn thu nhập ổn định đã khiến suy giảm nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Dự báo mới nhất từ McKinsey và Company cho thấy rằng hầu hết các nền kinh tế trên thế giới sẽ không thể phục hồi trở lại như thời điểm trước đại dịch cho tới Quý 4 và dự kiến sẽ hứng chịu những dấu hiệu suy thoái, với chỉ số GDP của Mỹ giảm từ 2,4% đến 8,4%; GDP khu vực Châu Âu giảm từ 4,4% đến 9,7% và GDP của toàn bộ nền kinh tế thế giới giảm từ 1,5% đến 4,7% trong năm 2020. Bản chất của thương mại quốc tế đồng nghĩa rằng sẽ xuất hiện một hiệu ứng dây chuyền tác động ngay lập tức tới các doanh nghiệp Châu Á như đã được minh họa trong nghiên cứu này, nghiên cứu chỉ ra rằng 27% của sự sụt giảm cầu trong thị trường Mỹ và 18% trong thị trường Liên minh Châu Âu được gây ra bởi các nhà sản xuất ngoại quốc.

Với tình hình virus vẫn tiếp tục lây lan trên toàn thế giới và chưa có dấu hiệu dừng lại, rất nhiều doanh nghiệp không may mắn sẽ rơi vào tình cảnh phá sản do bối cảnh thị trường thay đổi nhanh chóng, hoàn toàn ngoài tầm kiểm soát của họ. Tuy nhiên, những doanh nghiệp dám đưa ra những hành động đúng đắn ngay lúc này có thể gia tăng đáng kể khả năng tồn tại của mình và thậm chí còn phát triển mạnh hơn khi đại dịch đã qua.

Dưới đây là một vài bước quản lý dòng tiền thiết yếu dành cho các nhà sản suất tại khu vực Châu Á cũng như các nhà xuất khẩu nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục trong bối cảnh suy thoái kinh tế đang đến gần do đại dịch Covid-19.

Đừng chần chừ – Hãy liên hệ ngay với ngân hàng của bạn

Trong khi phương thức hoạt động của doanh nghiệp có  nhiều cơ hội cắt giảm chi phí thông qua việc áp dụng các nghiệp vụ kế toán tốt nhất, cải thiện mối quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp và khách hàng và cân nhắc sử dụng các giải pháp tài trợ chuỗi cung ứng thay thế, bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất chính là liên lạc với ngân hàng của bạn nhằm đảm bảo rằng mình nhận được hạn mức thấu chi tín dụng tối đa.

Khi chỉ số niềm tin tiêu dùng giảm sút và hoạt động kinh doanh chậm lại, khoản dự trữ tiền mặt đóng vai trò vô cùng thiết yếu trong việc đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp, ngoài ra vay ngân hàng cũng là một phương thức hỗ trợ quan trọng. Tuy nhiên, ngay cả khi với những diều kiện thuận lợi nhất, cơ hội vay vốn thành công vẫn vô cùng không chắc chắn và cần phải nhớ rằng các doanh nghiệp lớn với những hạn mức tín dụng được thỏa thuận từ trước cũng đã đang nỗ lực gia tăng tính thanh khoản của họ nhằm tối đa hóa cơ hội tồn tại. Dựa theo một báo cáo gần đây từ Thời báo tài chính, ‘hơn 130 doanh nghiệp ở Châu Âu và Châu Mỹ (bao gồm AB InBev, Delta Airlines, Expedia, Ford Motors, GM, Hilton Worldwide và Kraft Heinz) đã rút 124 tỷ USD từ hạn mức tín dụng trong 3 tuần vừa qua.”

Hãy học hỏi kinh nghiệm từ những tập đoàn danh tiếng này và liên hệ ngay với ngân hàng của bạn. Phương thức tiếp cận hiệu quả này luôn được ưu tiên bởi vì nó giúp giải quyết các vấn đề tiềm ẩn về dòng tiền trước khi chúng trở nên tệ hơn. Đồng thời cũng nên lưu ý rằng trong bất kì cuộc khủng hoảng, đến một thời điểm nhất định các ngân hàng sẽ ngừng việc cho vay; vì vậy, hãy đi trước các doanh nghiệp khác một bước.

Đánh giá lại các phi phí hoạt động

Khi biết trước rằng tình hình thị trường sẽ trở nên xấu hơn trong vài tháng tới và sự sụt giảm trong doanh thu bán hàng là điều không thể tránh khỏi, doanh nghiệp nên đánh giá lại tất cả các khoản chi với mục đích cắt giảm bớt tất cả những chi phí kinh doanh không cần thiết. Cụ thể, những chi phí định kỳ thể hiện sự hao hụt rõ ràng về dòng tiền cần được phân tích cẩn thận. Các doanh nghiệp nên tránh hoặc hoãn việc thực hiện những khoản đầu tư lớn và đặc biệt chú ý tới Giá trị hiện tại thuần của bất kì khoản chi nhằm dự đoán dòng tiền tương lai từ các dự án mới và thời gian hoàn vốn dự kiến.

Hãy nhớ rằng Dòng tiền là ưu tiên số một

Dòng tiền phản ánh lượng tiền thuần từ hoạt động thu và chi của một doanh nghiệp, các khoản đầu tư và những hoạt động tài chính hàng ngày cần được giữ cân bằng để giữ cho doanh nghiệp hoạt động bình thường. Thiếu hụt tiền mặt là trở ngại đối với hoạt động kinh doanh, nó kìm hãm sự phát triển và thường khiến cho chủ doanh nghiệp đưa ra những quyết định thiển cận gây tổn hại cho doanh nghiệp về mặt lâu dài.

Như đã được giải thích trong bài viết giới thiệu về những điều cơ bản về Quản lý dòng tiền, việc tận dụng tối đa những công cụ phần mềm với khả năng đưa ra kết quả đánh giá khái quát theo thời gian thực về tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ mang lại lợi ích vô cùng to lớn. Các phương pháp kế toán quản trị được ứng dụng và những tỷ số tài chính được theo dõi nhằm đánh giá thường xuyên tình trạng thành khoản của một doanh nghiệp.

Việc phân tích Báo cáo dòng tiền của một doanh nghiệp thường nêu bật được khoảng cách giữa giá trị của khoản thu về từ việc bán hàng hóa cho khách hàng (thường đi kèm với điều khoản tín dụng vô cùng thoải mái) và khoản chi trả cho các nhà cung cấp (thường được thực hiện ngay sau khi hàng hóa được sản xuất). Nếu điều khoản tín dụng cấp cho bên nợ (khách hàng) dài hơn so với điều khoản được cấp cho nhà phân phối, các doanh nghiệp có thể sẽ phải sử dụng đến dự trữ tiền mặt để bù đắp. Điều này có thể trở thành một yếu tố lớn đóng góp cho việc hình thành dòng tiền xấu.

Thỏa thuận những điều khoản có lợi hơn với nhà cung cấp và khách hàng

Việc phân tích tình hình tài chính chặt chẽ hơn để có dự báo về tình hình kinh doanh trong tương lai sẽ hỗ trợ cho việc ra quyết định và thỏa thuận hợp tác với cả các nhà cung cấp lẫn khách hàng.

Nếu Chu kì tiền mặt cho thấy rằng nhà cung cấp được thanh toán quá sớm sẽ tạo ra một lỗ hổng  tài chính cần được tài trợ trước khi khách hàng thanh toán hóa đơn, từ đó các điều khoản thanh toán mới có thể được thỏa thuận lại. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng tình hình tài chính của các nhà cung cấp nhỏ thường kém ổn định hơn so với các nhà cung cấp lớn tại thị trường Châu Âu hoặc Mỹ; vì vậy, họ sẽ kém linh động hơn trong vấn đề thỏa thuận lại điều khoản thanh toán, đặc biệt là trong hoàn cảnh thị trường khó khăn như hiện tại do đại dịch Covid-19.

Những hợp đồng với khách hàng có mức độ ảnh hưởng tới dòng tiền lớn hơn so với những hợp đồng kí với các nhà cung cấp và khi phải đối mặt với những bất ổn trên thị trường, bước đầu tiên nên được thực hiện chính là yêu cầu rút ngắn thời hạn thanh toán của tất cả các khách hàng, đúng như quy trình tiêu chuẩn.

Việc duy trì những mối quan hệ thân thiết với khách hàng có vai trò vô cùng quan trọng đặc biệt là trong những thời điểm khủng hoảng. Thông qua việc báo trước cho tất cả các bên liên quan về những khó khăn tiềm ẩn, doanh nghiệp có thể tránh khỏi những bất ngờ không lường trước và trong trường hợp gặp khó khăn về dòng tiền, một lời giải thích chi tiết có thể giúp nhanh chóng giải quyết vấn đề.

Cân nhắc sử dụng biện pháp Chiết khấu hóa đơn nhằm giúp bảo toàn dự trữ tiền mặt

Nếu tiền mặt vẫn là còn một vấn đề, việc sử dụng phương thức Chiết khấu hóa đơn nên được cân nhắc với vai trò là một phương thức huy động vốn thông qua việc  bán hóa đơn cho một nền tảng trực tuyến như Velotrade.

Doanh nghiệp sẽ nhanh chóng nhận về một lượng tiền mặt để thanh toán cho nhà cung cấp, nhân viên và chi trả những chi phí hoạt động khác và còn có thể đưa khoản dư còn lại vào dự trữ tiền mặt. Phương thức này rút ngắn Chu kì tiền mặt và đảm bảo rằng hàng tồn kho sẽ nhanh chóng được chuyển đổi thành tiền mặt nhằm giúp việc quản lý dòng tiền trở nên hiệu quả hơn.

Chuẩn bị tốt hơn cho doanh nghiệp với Kế hoạch dự phòng thảm họa

Trong những thời điểm khủng hoảng,  doanh nghiệp cần vạch ra một kế hoạch dự phòng chi tiết đòi hỏi thời gian và nguồn lực. Phương thức hiệu quả hơn chính là phân tích các kịch bản khả thi trước khi chúng xảy ra, khi đó các doanh nghiệp có thể phân tích chi tiết hơn về những điểm mạnh và yếu của mình; từ đó, họ có thể vạch ra một chiến lược hiệu quả hơn.

Phương thức này khiến các thành viên trong nhóm yên tâm hơn và tránh được hoảng loạn khi sự cố bất ngờ tiếp theo xảy ra. Khi một vấn đề không lường trước xảy ra lần nữa, các nhân viên sẽ cảm thấy tự tin và phản ứng một cách hiệu quả hơn qua việc tuân theo kế hoạch đã được vạch ra từ trước; từ đó, giải quyết vấn đề theo cách hiệu quả nhất có thể và tối thiểu hóa tổn thất cho doanh nghiệp.

Nếu hiện tại doanh nghiệp bạn đang phải đối mặt với quá nhiều vấn đề giữa đại dịch Covid-19, hãy nhớ rằng một khi đại dịch này kết thúc, có lẽ doanh nghiệp bạn nên lập ra một chương trình Kế hoạch dự phòng thảm họa bởi vì đấy chính là cách tốt nhất để chuẩn bị trước cho những vấn đề bất ngờ trong tương lai.

Thấy thông tin này hữu ích? Hãy theo dõi Velotrade trên mạng xã hội