Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung

Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung: Các nhà sản xuất Châu Á nên đối phó thế nào với các mối đe dọa tới lợi nhuận đang gia tăng?

12/02/20
Sự bất ổn không hề có lợi cho hoạt động kinh doanh và Thỏa thuận Thương mại Mỹ-Trung  giai đoạn 1 vào tháng 01/2020 chắc chắn sẽ làm cho nhiều công ty hiện đang tham gia giao dịch thương mại quốc tế trên toàn thế giới dễ thở hơn. Tuy nhiên, liệu các tập đoàn tại Mỹ và những nhà cung cấp ở Trung Quốc có thể mong đợi được sự trở lại của một môi trường kinh doanh ổn định nhờ vào thoả thuận này?

Trên thực tế, cuộc chiến tranh công nghệ Mỹ-Trung đang diễn ra cùng với sự suy thoái kinh tế ở Trung Quốc Đại Lục,  đây là yếu tố quan trọng  sẽ làm giới hạn khả năng Trung Quốc đạt được mốc 200 tỷ USD chi tiêu thêm cho hàng hóa và dịch vụ từ Mỹ theo dự kiến. Hơn nữa, Donald Trump có thể sẽ lựa chọn mở lại các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc nếu ông ấy tin rằng điều đó sẽ giúp củng cố vị thế của mình trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 năm nay.

Do đó, có nhiều khả năng cuộc chiến giữa ông Trump và Tập Cận Bình sẽ lại tiếp tục vào khoảng cuối năm nay – làm trầm trọng thêm tình hình nền kinh tế toàn cầu vốn bất ổn và ảnh hưởng đến sự ổn định của hàng ngàn công ty.

Hiện thực mới của nền kinh tế mà các công ty thương mại tại Mỹ phải đối mặt trong năm 2020

Giai đoạn 1 của Thỏa thuận Thương mại giữa ông Trump và Tập Cận Bình đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều người được lợi nhưng cũng có nhiều người chịu tổn thất và trong số đó có các công ty ở Mỹ vì thuế quan đã khiến cho gánh nặng chi phí của họ gia tăng đáng kể. Một cuộc khảo sát gần đây của những chủ doanh nghiệp cho thấy rằng thuế quan thương mại của Trung Quốc đã làm tăng chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ trên khắp nước Mỹ lên hơn 1/3, hay 37%.

Những doanh nghiệp này hiện nay phải đối mặt với những quyết định quan trọng trong việc tìm ra cách tối ưu nhất để duy trì tình hình tài chính ổn định. Giải pháp đó có thể là tự chịu chi phí thuế quan tăng thêm hoặc tăng giá sản phẩm, dịch vụ. Ngoài ra, họ có thể sẽ thử chuyển sang các nguồn cung cấp sản phẩm khác ngoài Trung Quốc hoặc thỏa thuận các điều khoản có lợi hơn cho họ với những nhà cung cấp hiện tại.

Đối với hầu hết các doanh nghiệp ở Mỹ, lựa chọn đầu tiên và dễ dàng nhất chính là thỏa thuận các điều khoản có lợi hơn với các đối tác thương mại của họ và chính vì vậy các nhà sản xuất Châu Á có thể sẽ đối mặt với vấn đề thay đổi giá cả của sản phẩm.

Phản ứng của các nhà sản xuất Châu Á đối với cơn bão tài chính sắp tới

Trước tác động mạnh mẽ của Thỏa thuận Thương Mại Mỹ-Trung, các nhà sản xuất Châu Á có thể phải đối mặt với các cuộc thỏa thuận giá cả dồn dập đến từ khách hàng của họ trong vòng vài tháng sắp tới, giả sử vấn đề này hiện nay còn chưa xảy ra. Trong hầu hết các buổi thỏa thuận hợp đồng, bên mua thường luôn nắm thế chủ động và họ sẽ luôn cố gắng đạt được các điều khoản có lợi nhất trước khi quyết định đặt hàng từ nhà sản xuất vừa và nhỏ. Lợi thế này cũng cho phép các điều kiện tương tự được áp dụng khi nhắc tới thuế quan thương mại.

Đối mặt với việc mật độ đơn hàng khó lường trước và giá cả bị siết chặt, các nhà sản xuất SME có những giải pháp để có thể đối phó với các mối đe dọa tới hoạt động kinh doanh của họ? Chìa khóa để đảm bảo hoạt động kinh doanh được liên tục bao gồm khả năng ứng biến những thay đổi đột ngột về mật độ đặt hàng và sẵn sàng tiếp cận với nguồn vốn lưu động với các điều khoản thanh toán linh hoạt.

Đây là những điều kiện mà các ngân hàng truyền thống hiện nay không thể đáp ứng được, bởi vì những quy định khắt khe hơn được đặt ra sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008 đã khiến cho họ ngày càng không sẵn lòng tài trợ cho những doanh nghiệp SME. Trước khi chấp thuận một khoản vay, ngân hàng sẽ thường đòi hỏi  rất nhiều thông tin về doanh nghiệp và các khách hàng của họ; trước khi áp đặt các giao ước pháp lý và các điều khoản cho vay nghiêm ngặt; đồng thời cũng đòi hỏi tài sản thế chấp đáng kể dưới dạng tài sản đất đai hoặc máy móc. Sau đó thường sẽ là một yêu cầu sử dụng dịch vụ tài trợ hóa đơn kéo dài trong 12 tháng. Và kể cả khi tất cả những điều khoản tiêu tốn thời gian này đã được chấp thuận, sẽ luôn tồn tại khả năng ngân hàng sẽ từ chối đơn xin tài trợ này bởi vì họ có một khách hàng lớn hơn, mang cho họ nhiều lợi nhuận hơn.

Nhìn xa hơn một nhà quản lí ngân hàng về một nguồn hỗ trợ tài chính linh hoạt

Với những khách hàng bị ảnh hưởng bởi thuế quan và sự thờ ơ của các nhà quản lí ngân hàng đối với tình cảnh khó khăn của họ, các doanh nghiệp SME có thể làm gì để đảm bảo độ an toàn cho các khoản cho vay của họ? Một phương án đó chính là cân nhắc sử dụng Chiết khấu hóa đơn, dịch vụ này cho phép các doanh nghiệp nhận về một khoản ứng trước trên các hóa đơn giá trị lớn nhằm tài trợ cho các mức độ đặt hàng và đẩy nhanh tiến độ sản xuất.

Chiết khấu hóa đơn đã trở thành một dịch vụ trực tuyến trong thời gian gần đây và có thể dễ dàng được tiếp cận thông qua một nền tảng tự phục vụ như Velotrade. Khách hàng không cần phải xếp hàng tại những chi nhánh ngân hàng hay tốn thời gian điền những mẫu giấy tờ nữa. Thay vào đó, tất cả thông tin được đăng ký thông qua máy tính có kết nối mạng Internet hoặc điện thoại thông minh – tiếp đến là một quy trình xét duyệt đơn giản – người sử dụng có thể đăng lên các hóa đơn mà họ cần được tài trợ.

Một buổi đấu giá sẽ được tạo cho mỗi hóa đơn được đăng tải lên và sau đó một số các nhà đầu tư chuyên nghiệp đã được phê duyệt sẽ cung cấp nguồn vốn tài trợ. Một khi buổi đấu giá sẽ hoàn tất trong vòng vài ngày, nguồn vốn tài trợ sẽ ngay lập tức được chuyển khoản tới tài khoản ngân hàng của Bên bán. Bên bán hóa đơn sẽ nhận được 80 -90% giá trị hóa đơn để đáp ứng được nhu cầu của họ, với khoản còn lại sẽ được chuyển khoản nốt ngay sau khi khách hàng của họ đã thanh toán đầu đủ giá trị hóa đơn. Các chi phí được giữ ở mức tối thiểu để đảm bảo tính kinh tế của dịch vụ và nền tảng sẽ trừ một khoản % nhỏ tính trên giá trị hóa đơn cho mỗi giao dịch.

Sử dụng dịch vụ Tài trợ Tài chính Thương mại trên nền tảng Velotrade là một lựa chọn vô cùng hiệu quả, đơn giản bởi vì mỗi hóa đơn sẽ được coi như một tài sản với giá trị hữu hình và một khi việc xét duyệt khách hàng được hoàn thành,  buổi đấu giá giữa các nhà đầu tư sẽ được tiến hành ngay sau đó và nguồn vốn tài trợ sẽ đến tay Bên bán. Phương thức tiếp cận kinh hoạt, đơn giản mang đến sự hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp SME này cung cấp một nguồn vốn tài trợ thay thế quan trọng, luôn sẵn sàng mọi lúc để đáp ứng chu kỳ kinh doanh.

Bởi thế, trong một môi trường kinh doanh quốc tế khó lường – với những loại thuế quan hoạt động không ổn định và hoạt động thương mại quốc tế được sử dụng như một công cụ để thương lượng chính trị – Chiết khấu hóa đơn có thể cung cấp cho những nhà sản xuất tại Châu Á một giải pháp đơn giản để đảm bảo sự cân bằng trong sổ sách.

Để biết thêm thông tin chi tiết về quy trình nộp đơn xin tài trợ thương mại và ưu điểm của việc sử dụng nền tảng trực tuyển, vui lòng truy cập https://www.velotrade.com/blog/vn/cach-huy-dong-von-cho-doanh-nghiep-cua-ban/

 

Thấy thông tin này hữu ích? Hãy theo dõi Velotrade trên mạng xã hội