Hướng dẫn Bao thanh toán

Bao thanh toán là gì?

02/02/23

|

Bao thanh toán (Invoice factoring) là quá trình tài trợ vốn trong đó một doanh nghiệp bán hóa đơn chưa đến hạn thanh toán của họ cho một Bên cho vay tài chính, còn gọi là công ty bao thanh toán.

Bên yêu cầu sẽ chuyển quyền sở hữu hóa đơn cho đơn vị bao thanh toán để đổi lấy tiền mặt, tính theo tỷ lệ phần trăm trên số tiền của hóa đơn.

Những điểm chính trong bài viết này:

Bao thanh toán cho phép các doanh nghiệp tiếp cận dòng tiền trước khi Bên mua thanh toán tiền hàng.

Doanh nghiệp có thể tái đầu tư tiền mặt để mở rộng, cải thiện quy mô hoạt động và tạo ra nhiều cơ hội khác. 

Bao thanh toán diễn ra như thế nào?

Quá trình bao thanh toán rất giống với quá trình tài trợ hóa đơn. Tuy nhiên, hai cách thức này khác nhau ở việc thu hồi nợ và quyền sở hữu hóa đơn.

Quá trình bao thanh toán bao gồm ba bên – doanh nghiệp cần được tài trợ (Bên bán), đơn vị mua hàng (Bên nợ) và công ty bao thanh toán cho doanh nghiệp vay tiền (Bên trung gian).

Điều kiện tiên quyết là phải có giao dịch thương mại giữa Bên mua và Bên bán.

Các bước bao thanh toán:

  1. Bên bán nộp các khoản phải thu (hóa đơn) cho công ty bao thanh toán để xác định đủ điều kiện phê duyệt.
  2. Tổ chức tài chính tính toán hạn mức tín dụng (dựa trên hồ sơ rủi ro của các bên đối tác)
    1. Ứng trước một tỷ lệ phần trăm nhất định của hóa đơn, thường là 80%
    2. Trở thành bên sở hữu hóa đơn; như vậy, hóa đơn sẽ không còn là tài sản (khoản phải thu) thuộc bảng cân đối kế toán của Bên bán nữa
    3. Trở thành bên chịu trách nhiệm thu hồi nợ
  3. Bên mua thanh toán hóa đơn đến hạn cho công ty bao thanh toán vào ngày đáo hạn.
  4. Công ty bao thanh toán chuyển số dư còn lại, sau khi đã trừ phí bao thanh toán cho Bên bán.

Quá trình bao thanh toán miễn truy đòi

Sơ đồ trên đây thể hiện quá trình bao thanh toán miễn truy đòi, tức trong trường hợp quyền sở hữu hóa đơn được chuyển cho công ty bao thanh toán.

Chia sẻ bởi Velotrade, nền tảng tài trợ vốn cho doanh nghiệp.

Thấy thông tin này hữu ích? Hãy theo dõi Velotrade trên mạng xã hội

Vậy trong trường hợp tài trợ vốn có truy đòi thì sao?

Hãy tìm hiểu quá trình Tài trợ vốn có truy đòi để thấy sự khác biệt!

Bao thanh toán hay chiết khấu hóa đơn?

  Chiết khấu hóa đơn Bao thanh toán
Chi trả Bên mua trả cho Bên cho vay Bên mua trả cho Bên cho vay
Thu hồi nợ Trách nhiệm thuộc về Bên bán trừ khi miễn truy đòi Trách nhiệm thuộc về Bên cho vay trừ khi có truy đòi
Quyền sở hữu hóa đơn Vẫn thuộc về Bên bán trừ khi đã bán cho Tổ chức tài chính Được chuyển cho Bên cho vay
Bảo mật Tùy chọn tiết lộ về sự tham gia của tổ chức tài chính cho Bên nợ Bên mua được biết về Bên cho vay do chuyển quyền sở hữu hóa đơn
Độ linh hoạt Linh hoạt hơn Người bán có quyền kiểm soát tín dụng và tài chính của doanh nghiệp. Có thể tài trợ vốn cho hóa đơn được chọn Kém linh hoạt hơn Thiếu sự kiểm soát tín dụng. Chỉ tài trợ vốn được cho các hóa đơn nhất định

Bao thanh toán và chiết khấu hóa đơn khác nhau về mức độ linh hoạt và bảo mật dành cho Bên vay, nhưng điểm khác biệt chính vẫn là quyền sở hữu hóa đơn và sổ cái bán hàng.

Trong trường hợp bao thanh toán, Bên bán chuyển giao hóa đơn và trách nhiệm thu hồi nợ cho Bên trung gian; trong khi đó, chiết khấu hóa đơn cho phép Bên bán lựa chọn.

Tuy nhiên, chiết khấu hóa đơn yêu cầu Bên bán chịu trách nhiệm thu hồi nợ trừ khi hóa đơn đã bán cho Bên cho vay.

Trong cả hai trường hợp, Bên mua đều phải hoàn trả khoản tài trợ vốn cho Bên cho vay.

Cuối cùng, mặc dù chiết khấu hóa đơn đem lại độ linh hoạt và bảo mật cao hơn so với bao thanh toán, chi phí chiết khấu cũng rẻ hơn. Vì những lý do này, các doanh nghiệp thường chọn chiết khấu thay vì bao thanh toán

Bạn vẫn muốn biết thêm?

Hãy tìm hiểu về các doanh nghiệp phù hợp để chiết khấu hóa đơn thông qua hướng dẫn chiết khấu hóa đơn mở rộng của chúng tôi.

Bao thanh toán hay tài trợ dựa trên khoản phải thu?

Tài trợ dựa trên khoản phải thu đồng nghĩa với chiết khấu hóa đơn vì các khoản phải thu (chủ yếu là hóa đơn) hỗ trợ cho giao dịch. Chúng ta đã bàn về những khác biệt giữa bao thanh toán và chiết khấu trên đây.

Tuy nhiên, không như bao thanh toán, doanh nghiệp có thể lựa chọn các khoản phải thu mà họ muốn huy động vốn.

Cần hiểu rõ mức độ phù hợp và những lợi ích của tài trợ dựa trên khoản phải thu trước khi chọn đây là giải pháp tài trợ vốn.

Các ưu điểm của bao thanh toán

Tránh rắc rối khi thu hồi nợ

Thu hồi nợ (thu hồi khoản thanh toán) là một trong những tình huống bất cập mà bất kỳ chủ doanh nghiệp nhỏ nào cũng từng rơi vào ít nhất một lần.

Các khoản thanh toán trễ là nguyên nhân chủ yếu khiến các doanh nghiệp thường xuyên gặp vấn đề về dòng tiền.

Trong khi những tập đoàn lớn có đủ khả năng thuê một đội ngũ kiểm soát tín dụng nội bộ, thì các chủ doanh nghiệp nhỏ không có nguồn lực cho việc đó.

Phương án bao thanh toán giúp các doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng từ nhiệm vụ tốn thời gian này, vì công ty bao thanh toán hoàn toàn chịu trách nhiệm thu hồi các khoản thanh toán từ Bên mua.

Quy chế này cho phép các chủ doanh nghiệp điều hành doanh nghiệp của mình hiệu quả hơn và hưởng lợi từ việc xây dựng mối quan hệ khách hàng vững chắc hơn và lâu dài hơn.

Tài trợ vốn không nợ

Bao thanh toán không tạo ra thêm nợ.

Do quyền sở hữu được chuyển giao cho công ty bao thanh toán, nên hóa đơn trở thành khoản nằm ngoài bảng cân đối kế toán và không còn là nghĩa vụ pháp lý (nợ phải trả) đối với doanh nghiệp nữa.

Vì lý do này, bao thanh toán còn được gọi là “bao nợ”, do doanh nghiệp loại bỏ các khoản nợ như hóa đơn chưa thanh toán khỏi bảng cân đối kế toán của họ.

Phê duyệt dễ dàng và nhanh chóng hơn

Các công ty bao thanh toán quan tâm hơn đến khả năng trả nợ của Bên mua hơn là điểm tín dụng của bạn. Họ có xem đến điểm tín dụng của bạn nhưng không chú trọng bằng ngân hàng.

Các điều khoản được quyết định dựa trên những khoản phải thu từ doanh nghiệp của bạn, Bên mua nợ bạn bao nhiêu và khả năng họ sẽ chi trả cho bạn là bao nhiêu.

Vì lý do này, quá trình phê duyệt thường nhanh chóng hơn và ít rườm rà hơn.

Hãy kiểm tra yêu cầu về tài trợ hóa đơn đối với Bên mua và Bên bán trước khi đăng ký.

Doanh nghiệp của bạn có phù hợp để bao thanh toán?

Mặc dù những lợi ích nêu trên áp dụng cho hầu hết doanh nghiệp, nhưng các loại hình doanh nghiệp được liệt kê dưới đây sẽ đạt hiệu quả rõ rệt hơn.

Các công ty phù hợp

4 key ideal business conditions for Invoice Factoring.

  • Do đặc điểm thanh toán kéo dài, các doanh nghiệp vận tải, xăng dầu và y tế sẽ phù hợp để bao thanh toán. Ngân hàng thường bỏ qua những ngành này vì chúng có rủi ro cao (hãy nghĩ đến thị trường hàng hóa đầy biến động).

Bao thanh toán có thể giúp cải thiện dòng tiền của những doanh nghiệp này bằng cách tài trợ vốn cho các khách hàng trả chậm của họ.

Dịch vụ vận chuyển hàng là ví dụ điển hình cho điều này. Thông thường, các công ty có hóa đơn trả chậm với các kỳ hạn thanh toán từ 60 ngày trở lên.

Những công ty như thế không ngại trả thêm phí để giải phóng nguồn tiền mặt từ nợ của các khách hàng trên.

  • Các công ty vừa và lớn có thể không muốn đầu tư nguồn lực để xây dựng đội ngũ kiểm soát tín dụng nội bộ; chính vì thế, họ không ngại trả thêm chi phí thuê ngoài để xử lý việc thu hồi nợ.

Việc bao thanh toán có thể giúp họ nhận được nguồn hỗ trợ tài chính cần thiết trong quá trình tăng trưởng hoặc các giai đoạn cam go.

  • Trong khi đó, các công ty lớn với chi phí hoạt động lớn hơn và cần đẩy nhanh dòng tiền có thể chọn bao thanh toán. Cách này có thể giúp họ chi tiền thêm cho nhân sự, trang thiết bị, hóa đơn tiện ích hoặc phí pháp lý.

Các công ty không phù hợp
Tuy hầu hết doanh nghiệp tưởng như đều phù hợp để bao thanh toán, nhưng đó có thể không phải là giải pháp lý tưởng trong một số trường hợp:

4 key disadvantages of Invoice Factoring for companies deemed unfit.

Các doanh nghiệp không muốn tiết lộ sự góp mặt của công ty bao thanh toán trong quá trình làm việc với Bên mua vì họ quan ngại việc này có thể gây trở ngại cho quan hệ giao thương.

Các doanh nghiệp không muốn mất quyền kiểm soát quá trình thu hồi nợ vì họ đã có sẵn một đội kiểm soát tín dụng đáng tin cậy. (Việc bao thanh toán sẽ chuyển quyền sở hữu hóa đơn cho tổ chức tài chính).

Các doanh nghiệp có biên lợi nhuận thấp. Do công ty bao thanh toán chịu trách nhiệm thu hồi nợ, chi phí thường sẽ cao hơn so với những phương án tài trợ hóa đơn khác.

Các công ty vừa và nhỏ (SME) không đủ vốn và không thuê nổi đội kiểm soát tín dụng nội bộ chắc chắn sẽ không ưu tiên trả phí bao thanh toán cao.

Ví dụ về doanh nghiệp bao thanh toán

Một công ty sản xuất ngũ cốc Ấn Độ chuyển cung cấp hạt ngô cho các ngành nghề và công ty khác nhau.

Công ty này đã tăng trưởng vượt bậc nhờ tùy chỉnh sản phẩm cuối cùng của họ theo nhu cầu của từng khách hàng.

Nhưng vấn đề bắt đầu nảy sinh khi danh sách các khoản phải trả cho nhà cung cấp tăng nhanh hơn tiền nhận được từ khách hàng của họ.

Khách mua của họ có tình trạng tín dụng tốt nhưng thanh toán chậm. Hai đặc điểm này khiến việc bao thanh toán trở thành giải pháp cho các vấn đề dòng tiền đang dần xấu đi của họ.

Công ty đã tiến hành bao thanh toán toàn bộ các khoản phải thu chưa đến hạn thanh toán của mình và nhận ngay tiền mặt cho các hóa đơn đáo hạn.

Phương án bao thanh toán đã giúp họ giải quyết ổn thỏa hóa đơn từ nhà cung cấp và tránh được phiền phức từ việc truy đòi các bên thanh toán trễ, trong khi vẫn duy trì biên lợi nhuận dễ chịu.

Tuy giải pháp này tốn kém hơn các phương án khác, nhưng công ty sẵn sàng chịu thêm khoản chi phí này để tránh phải chạy theo những khách hàng trả chậm làm cản trở đà tăng trưởng của họ.

Nhưng nếu bạn có ngân sách eo hẹp và vẫn đang tìm kiếm một khoản tiền mặt tạm ứng để đẩy nhanh dòng tiền của mình thì sao?

Chiết khấu hóa đơn có thể sẽ là giải pháp dành cho bạn!

Hãy tìm hiểu xem chiết khấu hóa đơn tăng sự linh hoạt như thế nào để tìm ra giải pháp phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.