Cơ hội đầu tư năm 2021

Cơ hội đầu tư năm 2021

04/01/21

Các ngân hàng trung ương lần đầu tiên đưa ra các mức lãi suất thấp sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Hiện nay, các mức lãi suất này vẫn đang được giữ nguyên do mức độ tăng trưởng kinh tế yếu và mức lạm phát thấp.

Khi mức lãi suất cơ bản dần dịch chuyển tới mức 0, khả năng xảy ra tình trạng lãi suất âm trên diện rộng tăng lên. Khu vực đồng tiền chung châu Âu, Thụy Sĩ và Nhật Bản đã tiến vào vùng lãi suất âm. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và Ngân hàng Anh đang có những dấu hiệu cho thấy một động thái tương tự.

Vào năm 2009, Ngân hàng trung ương Thụy Điển đã hạ mức lãi suất liên ngân hàng của mình xuống -0,25% và sau đó tiếp tục hạ mức lãi suất này xuống -1,00% trong giai đoạn 2014-2015. Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã thực hiện một nước đi có tính thăm dò hơn trong việc giảm mức lãi suất của mình xuống -0,1% trong năm 2014. Nhật Bản cũng đã cắt giảm mức lãi suất xuống -0,1% trong năm 2016. Thụy Sĩ đã tiếp tục giảm mức lãi suất của mình xuống sâu hơn, chạm tới mốc -0,75% trong năm 2015. Cho tới nay, Thụy Điển là thành viên duy nhất trong nhóm các quốc gia này quay trở lại mức lãi suất dương, điều mà họ đã làm được trong năm 2019.

Mục tiêu và Thực tế

Mức lãi suất thấp giúp cho việc vay vốn trở nên dễ dàng hơn. Qua đó, dựa theo cách hiểu thông thường, điều này sẽ thúc đẩy sự khuếch trương kinh tế. Các công ty sẽ đưa ra những quyết định đầu tư lớn, từ đó góp phần gia tăng tỷ lệ việc làm và cải thiện tăng trưởng GDP. Điều này sẽ khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu hoặc đầu tư nhiều hơn.

Tuy nhiên, lợi ích của việc giảm lãi suất vẫn còn khó có thể kiểm chứng chính xác. Ngày càng xuất hiện nhiều bằng chứng cho thấy rằng mức lãi suất thấp không thể tạo ra tăng trưởng. Một bản báo cáo gần đây đã chỉ ra rằng việc hạ lãi suất xuống thấp có thể phản tác dụng. Những thiệt hại có thể gây ra cho nền kinh tế bao gồm tập trung thị trường, đầu tư không hiệu quả và gia tăng thâm hụt cán cân thương mại. Những hậu quả kèm theo bao gồm sự gia tăng về nợ và đình trệ kinh tế.

Hoạt động thắt chặt các quy định gần đây đã khiến cho các ngân hàng ngần ngại hơn trong việc cấp tín dụng. Từ đó, dẫn tới việc họ sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các khoản vay một cách thận trọng hơn. Do đó, những cá nhân và công ty có nhu cầu cao có thể sẽ gặp phải nhiều khó khăn hơn khi đi vay vốn. Việc thu hẹp đối tượng cho vay đặt áp lực lên mức lợi nhuận của ngân hàng.

Một thực tế quan trọng khác của mức lãi suất âm chính là sự tác động đến các giai cấp trong xã hội. Một mặt, chúng ta có giai cấp thượng lưu, những cá nhân sở hữu khối lượng lớn tài sản tài chính. Những thành viên trong giai cấp đó nắm trong tay lượng vốn bất cân đối. Ngược lại, tầng lớp trung lưu và những cá nhân đã nghỉ hưu phải chịu rất nhiều thiệt thòi bởi vì họ bị phụ thuộc vào khoản tiết kiệm với mức lợi nhuận thấp.

Mức lãi suất thấp hoặc âm còn tạo ra bong bóng tài sản. Người tiêu dùng tìm tới thị trường chứng khoán nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư với tỷ suất sinh lời hợp lý. Từ đó, khiến cho các tài sản trở nên đắt giá như hiện nay.

Tác động của những cú sốc kinh tế

Cuộc thử nghiệm với mức lãi suất thấp hoặc âm đã thất bại. Trái ngược với kỳ vọng, nó đã không mang lại sự tăng trưởng kinh tế ổn định trên các thị trường quốc tế.

Tình hình này đã trở nên tồi tệ hơn do Đại dịch Covid-19, gây ra ảnh hưởng tới cả hai phía cung và cầu của nền kinh tế. Đại dịch này đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và làm mất niềm tin của người tiêu dùng. Nó đã khiến cho chính phủ các nước trên toàn thế giới phải đóng cửa biên giới và hạn chế tối đa các hoạt động di chuyển. Hiện nay, người tiêu dùng và các doanh nghiệp đang ở trong trạng thái sinh tồn, chờ đợi cuộc khủng hoảng này qua đi. Do sự bất ổn định của thị trường, việc giảm lãi suất sẽ không chắc chắn có thể khuyến khích vay vốn.

Hơn nữa, mức lãi suất ở đa số các nước phát triển đã gần chạm tới 0. Các ngân hàng trung ương sẽ rất khó có thể tạo ra sự thay đổi trong trường hợp những cú sốc kinh tế tiếp theo xảy ra.

Thế giới đang rất cần những biện pháp chủ động hơn để có thể hỗ trợ nền kinh tế đang gặp khó khăn.

Xu hướng đầu tư vào các loại tài sản thay thế 

Trong bối cảnh lãi suất thấp hoặc âm, các nhà đầu tư phải cân nhắc vô cùng kỹ lưỡng những cơ hội mở ra cho họ trong năm 2021.

Hiện nay, các nhóm tài sản chính đang có mức giá cao và ít đảm bảo mức lợi nhuận dương trong những tháng tới. Trong khi đó, thu nhập cố định và thị trường tín dụng vẫn còn bất ổn định do mức lãi suất thấp. Đã tới lúc bạn cần phải cân bằng lại danh mục đầu tư của mình và phân tán rủi ro thông qua các tài sản có hệ số tương quan thấp.

Các tài sản đầu tư thay thế mặc khác lại là một cách tiếp cận thận trọng hơn có thể ứng phó với các cú sốc kinh tế và bất kỳ sự mất niềm tin trên diện rộng nào trên thị trường. Tuy nhiên, tính minh bạch, độ hiệu quả và tính thanh khoản của thị trường thấp đồng nghĩa với việc hoạt động quản lý rủi ro và thẩm định trở nên vô cùng cần thiết.

Một điểm hấp dẫn khá quan trọng khác của tài sản sản thay thế là hiện tại các loại tài sản này đang nhận được mức độ quan tâm rộng rãi hơn do ảnh hưởng của môi trường lãi suất thấp hiện tại, có thể thúc đẩy mức lợi nhuận lên cao hơn. Hơn nữa, những tài sản này mang tới một giải pháp cân bằng danh mục đầu tư theo chu kỳ.

 

Tín hiệu tích cực cho nhà đầu tư trong năm 2021

Mặc dù việc tìm kiếm cơ hội đầu tư trên thị trường còn khá khó khăn trong tình hình hiện tại, vẫn có một vài dấu hiệu tích cực cho các nhà nhà đầu tư trong năm 2021.

Trên chính trường, việc ông Joe Biden đắc cử sẽ đưa Hoa Kỳ trở lại Hiệp định Paris và thúc đẩy các ngành công nghiệp xanh. Với việc nhiều quốc gia đã cam kết đạt trạng thái trung hoà Carbon, xu hướng ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) có vẻ sẽ phát triển mạnh mẽ. Những đơn vị đứng đầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và vận tải có khả năng sẽ tăng trưởng gấp bội trong năm 2021.

Xét về khía cạnh công nghệ, Đại dịch Covid-19 đã khiến nâng cao tầm quan trọng của những sự cải tiến. Các xu hướng hiện tại về thanh toán kỹ thuật số, theo dõi sức khỏe kỹ thuật số, học máy, phân phối nội dung kỹ thuật số và quảng cáo có khả năng cao sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa.

Là quốc gia hồi phục sớm nhất từ Đại dịch Covid-19, Trung Quốc là một ứng cử viên nổi bật cho tăng trưởng kinh tế trong năm tới. Nền kinh tế Trung Quốc đã được đặt trên một hướng đi hoàn toàn mới, hướng tới tăng trưởng nội địa, được tóm tắt trong chiến lược “lưu thông kép” của ông Tập Cận Bình, chiến lược này thiết lập ra một chương trình nghị sự nhằm giảm sự phụ thuộc vào công nghệ từ nước ngoài. Đồng thời, Trung Quốc sẽ tập trung vào việc mang sự tăng trưởng kinh tế đến với các thành phố cấp thấp, nơi có khoảng 500-600 triệu người dân với tiềm năng trở thành tầng lớp trung lưu kể từ nay cho đến năm 2035.

Sự lạc quan của các doanh nghiệp có khả năng sẽ tăng cao hơn nữa cùng với hy vọng về một loại vắc xin cho đại dịch hiện nay. Những yếu tố này có thể dẫn đến đường cong lợi nhuận tăng đột biến, báo hiệu hoạt động kinh tế mạnh mẽ hơn, lạm phát gia tăng và lãi suất cao hơn.

Tình hình hiện tại mở ra nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn:

Chứng khoán

Thị trường chứng khoán có thể là mục tiêu chọn lựa hàng đầu. Hãy để mắt tới các  cổ phiếu cá nhân liên quan  tới những xu hướng đang nổi như ESG, Công nghệ và sự phát triển của Trung Quốc. Hãy chuẩn bị sẵn các quỹ cho việc đầu tư vào những xu hướng đang phát triển này.

Trong năm nay, trường hợp nền kinh tế có những biến động nhỏ thì các mã cổ phiếu của những công ty có vốn hóa nhỏ sẽ là lựa chọn đáng cân nhắc. Bởi vì các công ty nhỏ hơn được hưởng lợi nhiều hơn từ xu hướng tăng trưởng và thường ít bị ảnh hưởng của thị trường.

Vì các cổ phiếu lớn trên thị trường toàn cầu đang bị định giá quá cao, đơn cử như các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Những thị trường này có mức rủi ro giảm giá thấp hơn.

Hàng hóa

Hàng hóa giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư và là tấm khiên che chắn cho bạn trước lạm phát. Điều này rất cần thiết trong thời kỳ thị trường tài chính bất ổn.

Việc sử dụng những kim loại quý trong các ngành công nghệ đã tăng gấp bội trong những năm gần đây. Do đó, số lượng các loại kim loại cần thiết cho việc sản xuất những hợp kim đặc biệt đã tăng lên đáng kể, bao gồm bạch kim, paladium và iridium. Danh sách các kim loại quý đáng để đầu tư giờ đây đã không chỉ có những kim loại quen thuộc trong thị trường truyền thống như vàng và bạc.

Các tài sản đầu tư thay thế

Các tài sản đầu tư thay thế thường có tính ngược chu kỳ so với xu hướng thị trường tài chính hiện tại và cung cấp sự cân bằng cần thiết cho bất kỳ danh mục đầu tư nào. Sự đa dạng hóa là một điều vô cùng quan trọng trong bối cảnh thị trường hiện nay. Điều này có thể đạt được một cách hiệu quả thông qua việc sử dụng kết hợp các công cụ đầu tư bao gồm Quỹ đầu tư tư nhân tư nhân (dài hạn), Quỹ phòng hộ (ngắn hạn)Tài trợ nợ tư nhân & Tài trợ tài chính thương mại (60-90 ngày).

Quỹ đầu tư tư nhân tư nhân đầu tư vào cổ phiếu của các công ty chưa niêm yết và thường đang trong giai đoạn phát triển ban đầu. Cơ hội tăng trưởng cao như vậy sẽ đi kèm những rủi ro đáng kể, cũng như thời gian đầu tư dài và cơ hội tiếp cận tiền mặt hạn chế trong trường hợp thị trường biến động.

Các quỹ phòng hộ đầu tư vào những chứng khoán truyền thống như cổ phiếu, trái phiếu và hàng hóa. Mục đích của họ là kiếm lợi nhuận từ sự lên xuống của thị trường với cả vị thế mua và bán. Họ cung cấp một thị trường ngách hữu ích cho các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ vốn ra đầu tư trong một khoảng thời gian đáng kể và sẵn sàng chấp nhận rủi ro để đổi lại mức lợi nhuận cao.

Đầu tư vào đâu để có thể thu về lợi nhuận?

Tín dụng tư nhân hoặc những khoản vay từ các tổ chức phi ngân hàng cung cấp một giải pháp thay thế quan trọng  để hỗ trợ mở rộng kinh doanh khi thiếu hụt nguồn vốn. Một trong những hình thức tài trợ tín dụng tư nhân dễ tiếp cận nhất chính là Tài trợ tài chính thương mại, một phương thức thuận tiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) huy động vốn lưu động.

Một trong những dịch vụ có sẵn trong lĩnh vực tài trợ tài chính thương mại là Chiết khấu hóa đơn. Đầu tư vào Chiết khấu hóa đơn sẽ mang lại lợi nhuận cao và bền vững vì nó được thúc đẩy bởi nhu cầu thanh khoản rộng rãi trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại mọi thời điểm. Do tốc độ thanh toán hóa đơn nhanh chóng, chỉ trong khoảng 60 ngày, các nhà đầu tư cũng được hưởng lợi từ việc dễ dàng tiếp cận tiền mặt của mình trong một khoảng thời gian ngắn.

Đối với các nhà đầu tư tư nhân cũng như các nhà đầu tư tổ chức, các khoản phải thu thương mại mang lại tỷ suất sinh lời ổn định ngay cả trong thời kỳ kinh tế bất ổn: bởi vì chúng có kì hạn ngắn. Chúng liên tục được định giá lại để phản ánh khả năng rủi ro vỡ nợ gia tăng.

Các nền tảng trực tuyến như Velotrade mở ra cơ hội đa dạng hóa danh mục đầu tư. Hơn nữa, Tài trợ tài chính thương mại có hệ số tương quan rất thấp với cổ phiếu và cung cấp cho các nhà đầu tư một số biện pháp bảo vệ danh mục đầu tư khi thị trường đi xuống.

Chia sẻ bởi Velotrade, nền tảng tài trợ vốn cho doanh nghiệp.

Thấy thông tin này hữu ích? Hãy theo dõi Velotrade trên mạng xã hội