Trải qua nhiều khó khăn trong giai đoạn thắt chặt tín dụng, nền kinh tế Việt Nam đã cho thấy khả năng phục hồi và được kì vọng tiếp tục tăng trưởng
Danh mục: Thương mại

Thắt Chặt Tín Dụng Tại Việt Nam Làm Tăng Nhu Cầu Tài Trợ Vốn

Cập nhật gần nhất ngày
07/06/23
Việc siết chặt thị trường tín dụng Việt Nam đã tác động đến không chỉ các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ mà còn các tập đoàn lớn thuộc nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Đánh giá thị trường đang trải qua tình trạng thiếu hụt vốn nghiêm trọng, chính phủ đã có những động thái nhằm giảm bớt áp lực cho nền kinh tế và giúp các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động.

Mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có công văn chỉ đạo hệ thống ngân hàng, cụ thể là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải nhanh chóng giải ngân tín dụng. Nếu không, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp nội địa và tâm lý chung của thị trường.

 Những ý chính trong bài viết:

Tại Sao Việt Nam Phải Đối Mặt Với Thắt Chặt Tín Dụng?

Việc thắt chặt tín dụng tại Việt Nam là hệ quả của nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Thắt chặt tiền tệ do lạm phát gia tăng
  • Các ngân hàng cho vay quá mức trong nửa đầu năm 2022
  • Siết chặt room tín dụng (hạn mức cho vay của ngân hàng) vì các nhà hoạch định chính sách muốn tập trung kiểm soát lạm phát

Lạm phát tăng cao liên tục đã buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động để thu hút vốn và lượng tiền gửi. Mặc dù hạn mức tín dụng bắt đầu tăng sau đại dịch, nhưng tăng trưởng tiền gửi vẫn chậm hơn nhiều so với tăng trưởng tín dụng.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã bổ sung tín dụng khoảng 200.000 tỷ đồng để bù vào thiếu hụt tín dụng. Tuy nhiên, việc nới room tín dụng này là không đủ và không hiệu quả như cam kết. Thanh khoản bổ sung chỉ được cấp cho 15 trong số hơn 35 ngân hàng tại Việt Nam có tài chính lành mạnh và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn cần thiết. Cách tiếp cận khắt khe của NHNN đã không có tác động như mong muốn.

Về phía các ngân hàng thương mại, room tín dụng tăng cao hơn nhiều so với hạn mức tín dụng khiến họ có rất ít nguồn vốn cho vay. Việc nới lỏng tín dụng chút ít chủ yếu là để đáp ứng các khoản vay hiện tại, không đủ cho các các khoản vay mới. Theo chính sách của chính phủ, các lĩnh vực và doanh nghiệp ưu tiên đã được xác định từ trước, khiến các doanh nghiệp còn lại phải đứng ngoài cuộc chơi.

Ngược lại, mục tiêu của các nhà hoạch định chính sách là kiểm soát lạm phát, việc nâng hạn mức tín dụng có thể khiến lạm phát vượt khỏi tầm kiểm soát. Do đó, hạn chế tăng room tín dụng là cần thiết để đảm bảo phát triển bền vững trong dài hạn trong điều kiện thị trường thắt chặt.

Các Điểm Chính

  • Lạm Phát Gia Tăng Và Cho Vay Quá Mức Là Những Nguyên Nhân Chính Dẫn Đến Thắt Chặt Thị Trường Tín Dụng Việt Nam
    Điều này khiến các ngân hàng phải đưa ra lãi suất huy động và cho vay cao để thu hút thêm vốn.
  • Tăng Trưởng Tín Dụng Chậm Hơn Hạn Ngạch Tín Dụng Của Ngân Hàng  
    Khoản vay tín dụng bổ sung để bù đắp nguồn vốn khan hiếm của NHNN Việt Nam vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu vay vốn cao của các doanh nghiệp.

Ảnh Hưởng Của Thắt Chặt Tín Dụng Đến Thị Trường Việt Nam

Tình hình kinh tế khó khăn tại Việt Nam đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều ngành nghề. Lĩnh vực liên quan đến bất động sản và xây dựng bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề, trong khi đó ngành sản xuất vẫn được ưu tiên tiếp cận nguồn vốn vay nhưng với lãi suất cao hơn.

Các công ty bất động sản (BĐS) và các công ty nhỏ bị ảnh hưởng, vì các ngân hàng nội địa đã khắt khe hơn trong việc cho vay. Các công ty bất động sản phải đối mặt với Vấn Đề Bất Cân Đối Giữa Tài Sản Và Công Nợ vì phải trả các khoản nợ tồn đọng mỗi hai năm một lần. Tuy nhiên, mảnh đất thô đã mua không thể sinh lời ở hiện tại mà phải chờ đến tương lai.

Để phát triển quỹ đất, các công ty bất động sản đã chuyển sang thị trường trái phiếu doanh nghiệp, vốn đã phát triển đáng kể trong những năm gần đây. Tuy nhiên, với 12,8 tỷ USD trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong năm nay, nhiều tổ chức phát hành có nhu cầu cấp thiết phải tái cấp vốn hoặc gia hạn thời gian đáo hạn trái phiếu để tránh vỡ nợ.

Việc thiếu kinh phí cũng khiến các nhà phát triển bất động sản phải hoãn các dự án mới, làm chậm lại ngành xây dựng. Hoạt động xây dựng chậm lại cũng ảnh hưởng đến ngành sản xuất vì xây dựng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy nhu cầu đối với hàng hóa công nghiệp.

Việc bóp thanh khoản này cũng đã ảnh hưởng đến ngành ngân hàng. Ban đầu các ngân hàng e ngại rủi ro và chọn lọc hơn trong việc cho vay do nhu cầu tín dụng cao và thiếu hụt vốn vào năm ngoái. Tuy nhiên, những bất ổn ngày càng tăng trên thị trường quốc tế và trong nước đã tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp, đặc biệt là các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ, khiến họ gặp khó khăn trong việc đáp ứng các điều kiện cho vay của ngân hàng. Điều này làm cho tăng trưởng tín dụng trong quý I/2023 giảm tốc nghiêm trọng, hệ quả là các ngân hàng thặng dư thanh khoản, phải giảm lãi suất liên ngân hàng qua đêm.

Các điểm chính

  • Bất Động Sản Và Ngân Hàng Bị Ảnh Hưởng Nhiều Nhất
    Các nhà kinh doanh bất động sản gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ, trong khi đó các ngân hàng cho vay “chọn lọc” hơn.
  • Nhu Cầu Tiền Gửi Giảm Gây Ra Thặng Dư Thanh Khoản Cho Ngân Hàng
    Mặc dù tăng trưởng GDP đang phục hồi vào Quý 1 năm 2023 nhưng các doanh nghiệp vẫn e ngại khi chọn các phương án huy động vốn.

Những Thay Đổi Gần Đây Của Thị Trường

Bất chấp mọi khó khăn, nền kinh tế Việt Nam đã cho thấy khả năng phục hồi nhất định và được kì vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng khi chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu chuyển dịch sang các trung tâm sản xuất ở Đông Nam Á.

Các nhà phân tích nhận định việc nới lỏng các quy định về trái phiếu là một van xả áp đầy tiềm năng, khi mà Nghị định 65 làm giảm mạnh cổ phiếu bất động sản và giảm phát hành trái phiếu mới bằng cách nâng cao các yêu cầu công khai thông tin cũng như giới hạn bên mua chỉ dành cho các nhà đầu tư tổ chức.

Nhà phân tích Tyler Nguyễn Mạnh Dũng của Maybank dự đoán Chính phủ có khả năng sẽ vào cuộc khi nhìn thấy đợt báo cáo thu nhâp doanh nghiệp kế tiếp của các nhà phát triển BĐS vào năm sau. Bất kì sự cải thiện nào trong thị trường bất động sản quốc gia đều sẽ cần những sửa đổi đáng kể trong Nghị định 65.

Chính phủ dường như đã nới lỏng lập trường của mình với việc ban hành Nghị định 08 mới vào tháng 3 năm 2023 cho phép các công ty được gia hạn trái phiếu doanh nghiệp lên đến hai năm để giảm bớt tình trạng thiếu hụt vốn.

Các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn tập trung vào các mục tiêu tăng trưởng kinh tế của quốc gia khi tìm cách trở thành một trung tâm sản xuất lớn. Đã thu hút được những nhà cung cấp như của Apple và Tập đoàn Điện tử Samsung, lĩnh vực công nghệ đang phát triển của Việt Nam đóng vai trò then chốt trong sự chuyển đổi này. Tiến bộ công nghệ được kỳ vọng sẽ mang lại mức tăng trưởng GDP hàng năm 1,1% for cho Việt Nam. Việt Nam sẵn sàng hành động nhanh chóng và chủ động để giải quyết rủi ro.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc vào tháng trước cho biết, Chính phủ đang thực hiện các biện pháp, tạo điều kiện cho các nhà phát triển BĐS được tiếp cận nguồn vốn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc cần làm để thu hút các nhà đầu tư trở lại thị trường trái phiếu.

Trước tât cả những khó khăn này, GDP của Việt Nam vẫn được kỳ vọng tăng trưởng, trong khi thu nhập doanh nghiệp đang trên đà tăng 17%.

Dự đoán tăng trưởng GDP của các quốc gia Đông Nam Á từ 2010 tới 2030, bao gồm Việt Nam.

Dự đoán tăng trưởng GDP, Nghiên cứu của DBS , 2010-2030

Trong khi mô hình FDI và định hướng xuất khẩu của đất nước đang góp phần vào sự tăng trưởng mạnh mẽ này, áp lực của ngân hàng trung ương trong việc tuân thủ chính sách chống đô la hóa của chính phủ đang hạn chế cơ hội giao dịch đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Mặc dù lãi suất 0% đối với tiền gửi USD đang giúp đất nước giảm huy động ngoại tệ và duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, các công ty xuất nhập khẩu nhỏ lại không có hạn mức tín dụng bằng USD.

Ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài bị ảnh hưởng khi các ngân hàng trở nên chọn lọc hơn trong việc cho vay. Đây là lúc các giải pháp tài chính thay thế có thể giúp ích!

Các Điểm Chính

  • Thị Trường Trái Phiếu Được Nới Lỏng Bằng Quy Định Mới Trong Nghị Định 65 Của Việt Nam
    Bộ tài chính Việt Nam đề xuất kéo dài thời hạn trái phiếu doanh nghiệp lên 2 năm để giảm bớt tình trạng thiếu hụt vốn.
  • Tươi Lai Tươi Sáng Cho Việt Nam
    Năng lực công nghệ mạnh mẽ và thị trường xuất khẩu của Quốc gia đang giúp Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài.

Tài Chính Thay Thế Có Thể Giúp Ích Như Thế Nào?

Tài chính thay thế có thể là một nguồn tăng trưởng quan trọng trong các thời điểm kinh tế tốt lẫn xấu cho các doanh nghiệp.

Trong khi thị trường tín dụng thắt chặt tại Việt Nam có thể được nới lỏng, vẫn có những doanh nghiệp đang phải vật lộn để trang trải các chi phí. Các doanh nghiệp có mức độ ưu tiên thấp và các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ đặc biệt gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay và không đáp ứng được các yêu cầu cho vay cao của ngân hàng.

Các giải pháp tài chính thay thế giúp lấp đầy khoảng trống tài trợ mà ngân hàng và các tổ chức cho vay truyền thống khác để lại. Với các lựa chọn tùy chỉnh và linh hoạt hơn, doanh nghiệp có thể nhận được các giải pháp tài trợ được thiết kế phù hợp nhất với nhu cầu cụ thể và kế hoạch tăng trưởng của họ.

Trong suốt thời kỳ tăng trưởng kinh tế, các doanh nghiệp đang phát triển có thể đa dạng hóa nguồn vốn để tiếp tục kích thích tăng trưởng và thúc đẩy đổi mới. Các tổ chức tài chính truyền thống có thể không đáp ứng được yêu cầu tín dụng của các doanh nghiệp như vậy. Đây là lúc các công ty cung cấp giải pháp tài chính thay thế như Velotrade có thể rót thêm vốn, tài trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp với tiến độ nhanh hơn.

Đã phục vụ thị trường Việt Nam kể từ năm 2018, Velotrade là đối tác tài chính đáng tin cậy để hỗ trợ các giao dịch trong nước và toàn cầu cho doanh nghiệp của bạn bởi các lý do sau:

  • Đã cấp vốn cho hàng trăm doanh nghiệp Việt Nam, đội ngũ bán hàng của chúng tôi tại Việt Nam có đầy đủ chuyên môn để giao dịch với các doanh nghiệp có tính chất khác nhau thông qua sự hiểu biết sâu sắc về các yêu cầu và văn hóa địa phương.
  • Từ bán buôn, bán lẻ và nội thất đến sản xuất, chúng tôi đã có kinh nghiệm tài trợ cho nhiều ngành công nghiệp và hiểu rõ những thách thức mà mỗi ngành phải đối mặt.
  • Đội ngũ chuyên gia Việt Nam của chúng tôi đều thông thạo các quy định và tiêu chuẩn cho vay nội địa cùng với một cơ cấu đánh giá rủi ro vững chắc.
  • Các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam có giao dịch với các doanh nghiệp nước ngoài rất cần nguồn ngoại tệ (ví dụ như USD) có thể chạm vào khoản thiếu hụt tiền mặt này mà các ngân hàng nội địa không thể cung cấp do những hạn chế của chính phủ và chính sách. Trong khi đó, các thương nhân trong nước không nhận được sự hỗ trợ từ các ngân hàng vẫn có thể tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh của họ bằng các giải pháp tài chính kỹ thuật số của Velotrade.

Còn chờ gì nữa! Dù bạn là doanh nghiệp có trụ sở tại Việt Nam hay xuất khẩu sang Việt Nam, hãy kết nối với chúng tôi và để các chuyên gia tài chính của chúng tôi hỗ trợ bạn hết mình.

Chia sẻ bởi Velotrade, nền tảng tài trợ vốn cho doanh nghiệp.
Thấy thông tin này hữu ích? Hãy theo dõi Velotrade trên mạng xã hội